Nhóm tác giả bản báo cáo còn khẳng định rằng theo một số hình ảnh được công bố và các cuộc điều tra được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông (Middle East Media Research Institute, MEMRI), "tại cơ sở này sản xuất tên lửa tầm xa, và tên lửa đạn đạo M600, đó là những phiên bản Syria của tên lửa Iran Fateh-110.
Trong bản báo cáo của MEMRI cho rằng "nhà máy này có chi nhánh tại phía tây của tỉnh Hama, nơi sản xuất hóa chất và cũng tại đây có căn cứ quân sự của Nga, cũng là nơi trước đây sĩ quan Triều Tiên đã từng phục vụ". Do đó, trong hoạt động vũ trang mà Iran đang tiến hành tại "Thung lũng địa ngục" ở Syria có Nga và Triều Tiên trợ giúp.
Theo tờ báo Mỹ, trong "Thung lũng địa ngục" thực chất đang phát triển vũ khí huỷ diệt. Tuy nhiên, các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn đều nói rằng thông tin đó là không đúng sự thật, hoàn toàn phi lý và với mục đích chia rẽ hợp tác của Syria-Iran-Nga, cũng như để tìm một cái cớ tiếp theo trong mắt công chúng nhằm cho phép khởi phát can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria. Dưới đây là ý kiến bình luận về tình huống này của Boris Dolgov, cộng tác viên khoa học cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo tại Viện phương Đông thuộc VHLKH Nga, người đã hai lần đến Syria kể từ đầu cuộc khủng hoảng trong thành phần phái đoàn quốc tế. Ông phân tích:
"Việc tung ra tất cả những thông tin từ các trang web của phe đối lập cực đoan Syria cần phải được đánh giá từ nhãn quan sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên truyền đối lập. Trước đó, từ phía phe đối lập đã tung ra luận điệu về việc sử dụng vũ khí hóa học, mà trong thực tế là một lời buộc tội phi lý. Chúng ta nhớ lại những đoạn phim dàn dựng đáng nực cười, khi cái gọi là đại diện của "Mũ bảo hiểm trắng" khiêng nạn nhân bị thương do vũ khí hóa học mà chính bản thân họ cùng lúc đó không sử dụng bất cứ phương tiện phòng hộ nào hết. Nhưng tất cả điều này đã trở thành cái cớ cho lực lượng Mỹ ném bom căn cứ không quân Syria. Có nghĩa là những lời buộc tội như vậy liên tục được đưa ra, ngay cả bây giờ. Tất cả các chuyên gia quân sự có lòng tự trọng và các nhà phân tích chính trị đều khẳng định đó là những cáo buộc vô lý. Và đó chính là như vậy dưới bất kỳ quan điểm nào: Cả về chính trị, quân sự hay nhân đạo.
Trong thực tế, đó là một định hướng rõ ràng để làm phát sinh cuộc tấn công quân sự mới ở Syria đối với các cấu trúc quân sự với Syria của Bashar al-Assad. Đây là mục đích đầu tiên.
Theo chuyên gia Nga, mục đích thứ hai của những tuyên bố ngớ ngẩn này để thúc đẩy xung đột giữa Nga với Mỹ. Đây là một nỗ lực để liên kết Iran, Nga và Triều Tiên và giới lãnh đạo Syria, thành một thực thể như hiện thân của một thế lực hiểm ác muốn bằng cách dùng tên lửa đạn đạo để tấn công Mỹ hoặc phương Tây. Đó là một nỗ lực để thể hiện 4 nước này với tư cách là mối đe doạ, như những quốc gia cần phải bị trừng phạt và phản đối kịch liệt. Đây không phải là điều gì khác ngoài lời hô hào kêu gọi Mỹ tiếp tục chính sách chống Nga, chống Syria và chống Iran".
Báo cáo về những hoạt động vũ khí (cụ thể là sản xuất tên lửa) được thực hiện dưới sự kiểm soát của Iran ở Syria với sự tham gia của Nga và Triều Tiên là hoàn toàn thiếu lo-gich và phi lý. Tất cả chúng ta đều biết rằng, về nguyên tắc, tên lửa đạn đạo được thiết kế cho hoạt động tầm xa. Và nếu giả sử rằng Iran, Nga và Triều Tiên cần những vũ khí như vậy, thì họ sẽ chế tạo ra chúng ở chính nước họ chứ không ở trong lãnh thổ của một nước thứ ba. Và bên cạnh đó, tại sao phải sản xuất tên lửa đạn đạo tầm xa cho Syria, nếu ở đó không có địa điểm nào để sử dụng chúng? Syria chỉ đơn giản là không cần vũ khí như vậ, không có nơi nào để dùng đến nó.