Báo Đức lý giải vì sao Triều Tiên vừa bắn thử tên lửa vừa quan sát động tĩnh của ông Trump

VietTimes -- Ngoài ra, Triều Tiên muốn dâng lễ mừng ngày sinh nhật cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và muốn phô trương sức mạnh quân sự để đe dọa Mỹ và đồng minh - Triều Tiên đã đạt được hai mục đích này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul chỉ đạo phóng tên lửa. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul chỉ đạo phóng tên lửa. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Tờ Thế giới Đức ngày 12 tháng 2 dẫn các nguồn tin cho hay sáng sớm ngày 12 tháng 2 giờ địa phương Triều Tiên đã tiếp tục phóng một quả tên lửa đạn đạo. Khoảng cách bay của tên lửa là 500 km.

Thông tin từ Bộ Tham mưu Liên quân Hàn Quốc cho biết tên lửa được phóng từ căn cứ quân sự phía tây Triều Tiên. Hàn Quốc cho biết tháng 10 năm 2016 Triều Tiên đã hai lần bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan tại đó.

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên bắn thử tên lửa sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, cũng là sự phô trương sức mạnh của Triều Tiên đối với Mỹ. Trước đó chính quyền Donald Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng phương châm cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.

Trong bài phát biểu năm mới trước đó, nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-ul tuyên bố Triều Tiên sắp bắn thử tên lửa xuyên lục địa, một số khu vực của Mỹ nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 8 tháng 1 cho biết "có thể phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu".

Ngoài ra, theo đài VOA Mỹ ngày 12 tháng 2, quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết quả tên lửa Triều Tiên phóng vào sáng sớm ngày 12 tháng 2 đã rơi xuống biển Nhật Bản.

Ngày 12 tháng 2 năm 2017, Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: Yonhap
Ngày 12 tháng 2 năm 2017, Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: Yonhap

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng Triều Tiên chọn thời điểm phóng tên lửa lần này nhằm thăm dò phản ứng của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Báo cáo ban đầu cho thấy tên lửa được phóng lần này là một quả tên lửa tầm trung, nhưng không phải là một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể bắn tới Mỹ. Trước đây, Triều Tiên từng khoe họ đang nghiên cứu phát triển loại vũ khí tầm xa này.

Theo các chuyên gia, quả tên lửa Triều Tiên phóng lần này có thể tấn công Nhật Bản. Nhưng, tên lửa lại được phóng về phía đông bán đảo Triều Tiên, chứ không phải theo hướng Nhật Bản.

Quan chức quân sự Hàn Quốc cho rằng, tên lửa rơi xuống vùng biển ngoài bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên, nhưng không tiết lộ địa điểm cụ thể.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng cảnh cáo Triều Tiên rằng bất cứ cuộc tấn công nào đều sẽ bị đáp trả mang tính áp đảo.

Trong khi đó, hãng tin KCNA Triều Tiên ngày 13 tháng 2 cho biết Triều Tiên đã bắn thành công một quả tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa đất đối đất Pukguksong-2. Nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-ul đã chỉ đạo công tác phóng tên lửa tại hiện trường.

Theo nhà nghiên cứu Cao Hạo Vinh từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới, Triều Tiên phóng tên lửa đạo đạo chiến lược tầm xa lần này có 3 mục đích: Một là dâng lễ mừng sinh nhật cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ngày 16 tháng 2 là tròn 75 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Ở Triều Tiên, ngày này là một ngày lễ quan trọng, đặc biệt là những năm sinh nhật có đuôi 5 và đuôi 0. Việc phóng thành công tên lửa trước ngày này có thể có tác dụng cổ vũ dân chúng, thể hiện Triều Tiên không sợ sức ép và trừng phạt từ bên ngoài.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN08 của Triều Tiên. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN08 của Triều Tiên. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Hai là phô trương sức mạnh quân sự. Triều Tiên sớm đã tuyên bố bản thân là "cường quốc quân sự". Họ muốn chứng minh được điều này thì phải có vũ khí trang bị tương ứng để hỗ trợ.

Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm xa lần này có ý sử dụng sự thực để chứng minh rằng họ "không nói đùa". Điều này sẽ có tác dụng "đe dọa" đối với Mỹ và Hàn Quốc.

Ba là thăm dò phản ứng của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đến nay vẫn chưa tuyên bố rõ chính sách đối với Triều Tiên. Triều Tiên cũng đang quan sát các động tĩnh của ông Donald Trump đối với họ.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo lần này là dùng phương thức đặc biệt để thăm dò phản ứng của Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định trong chính sách đối với Triều Tiên, thay đổi lập trường không đối thoại với Triều Tiên.

Trong 3 mục đích này, Triều Tiên ít nhất đã đạt được mục đích "dâng lễ mừng sinh nhật" và "phô trương sức mạnh quân sự". Nhưng phải chăng sẽ buộc chính quyền mới ở Mỹ thay đổi chính sách thù địch với Triều Tiên hay không vẫn là một câu hỏi rất lớn.

Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm xa lần này, phải chăng có phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hay không trở thành vấn đề được thế giới quan tâm.