7 thước đo CNTT quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khi số lượng các chỉ số CNTT tăng lên, điều quan trọng là phải tập trung vào các chỉ số chính cung cấp nhanh thông tin chi tiết về các chức năng thiết yếu của doanh nghiệp.
7 thước đo CNTT quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chuyển đổi số (Ảnh: CIO)
7 thước đo CNTT quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chuyển đổi số (Ảnh: CIO)

Các chỉ số là công cụ thiết yếu giúp các nhà lãnh đạo CNTT tập trung đội ngũ và nguồn lực của họ vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi quan trọng, chẳng hạn như trong việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, mặc dù rất hữu ích, nhưng các số liệu cũng có thể nguy hiểm khi được sử dụng không đúng cách. Ví dụ: rất dễ dàng dựa vào số liệu sai để theo dõi một hoạt động cụ thể, một sai lầm có thể dẫn đến kết quả không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Điều phức tạp là dòng chảy liên tục của các chỉ số mới, nhiều trong số đó vẫn chưa chứng minh được giá trị lâu dài của chúng.

Đối với các CIO, việc tập hợp một gói phân tích mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng để thu thập tác động của CNTT đối với các chuyển đổi và hoạt động, thì sự tối giản về số liệu là chìa khóa. Tránh lộn xộn và nhầm lẫn để thay vào đó tập trung vào một bộ chỉ số cơ bản cốt lõi cung cấp thông tin chi tiết rõ ràng về các vấn đề và thách thức quan trọng. Mặc dù các công cụ phân tích bổ sung có thể được thêm vào theo thời gian để tăng cường và làm sáng tỏ các xu hướng quan trọng, nhưng tốt nhất bạn nên bắt đầu chỉ với một vài công cụ cơ bản.

Dưới đây là 7 chỉ số cơ bản nên có trong mọi bộ công cụ phân tích của các CIO.

1. Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (ROI)

ROI - tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (Ảnh: CIO)

ROI - tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (Ảnh: CIO)

Như đã có trong nhiều năm, ROI tiếp tục là thước đo chủ đạo liên quan đến việc chuyển đổi trong doanh nghiệp. Lou Di Lorenzo, giám đốc điều hành chiến lược công nghệ tại Deloitte Consulting, cho biết: “Chuyển đổi là những thay đổi giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên khác biệt và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp thông tin chi tiết về giá trị, ROI khi được tính toán chính xác sẽ làm nổi bật quyền sở hữu những CNTT cần thiết để mang lại sự chuyển đổi tích cực trong doanh nghiệp.

Kế hoạch về tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư phải được thiết lập một cách chính xác và chặt chẽ. Với bản kế hoạch chi tiết, người dùng doanh nghiệp sẽ có thể biết được lý do tại sao dự án chuyển đổi được khởi chạy - để tăng khối lượng bán hàng, tối ưu hóa lợi nhuận thông qua định giá, v.v. Trong khi đó, bộ phận CNTT sẽ biết được chi phí để cung cấp công việc đúng thời hạn, ngân sách và chất lượng của quá trình chuyển đổi

DiLorenzo cho biết: “Mỗi bên cần thực hiện nghĩa vụ của mình để dự án thành công và việc tích lũy một số dự án thành công, tạo ra giá trị sẽ giúp chuyển đổi một doanh nghiệp,” DiLorenzo nói.

2. Giá trị kinh doanh

(Ảnh: CIO)

(Ảnh: CIO)

Liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư là giá trị kinh doanh được phân phối. Sameer Bhagwat, phó chủ tịch kiêm giám đốc công ty tư vấn CNTT của Capgemini Americas’ Applications Managed Services Center cho biết.

Các dự án chuyển đổi số cụ thể thường được liên kết với các sáng kiến ​​chuyển đổi số tổng thế của doanh nghiệp. Nhưng sự thành công của các dự án này vẫn có thể được đo lường bằng các thước đo truyền thống về chi phí dự án - tiến độ thực hiện, chức năng được cung cấp, v.v. Bhagwat nói: “Thước đo thành công thực sự dựa trên giá trị kinh doanh mang lại".

Theo Bhagwat, khả năng liên kết trực tiếp việc chuyển đổi số với lợi ích kinh doanh sẽ thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo CNTT. Bhagwat thêm rằng lợi ích kinh doanh có thể được xác định dựa trên 3 yếu tố bao gồm cải thiện doanh thu, giảm chi phí hoặc cải thiện vốn lưu động. “Điều này cho phép dễ dàng so sánh giữa các sáng kiến ​​để xác định những sáng kiến ​​mang lại lợi ích chuyển đổi tối đa,” ông nói. “Việc xác định giá trị kinh doanh dự kiến ​​của một sáng kiến ​​CNTT buộc các nhóm CNTT phải hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tác động của sáng kiến ​​chuyển đổi mà họ đang thực hiện”.

3. Tính khả dụng của ứng dụng trực tuyến

Yan Huang, trợ lý giáo sư về công nghệ kinh doanh tại Trường Kinh doanh Tepper của Đại học Carnegie Mellon, nói rằng việc đo lường tính khả dụng của ứng dụng trực tuyến là rất quan trọng, qua đó doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất hoạt động CNTT. Cô nói: “Nó có thể được đo lường bằng cách theo dõi tỷ lệ phần trăm thời gian ứng dụng hoạt động bình thường và thời gian trung bình cần để cung cấp một dịch vụ được yêu cầu".

Huang giải thích rằng tính khả dụng và hiệu quả của các ứng dụng nội bộ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của lực lượng lao động, trong khi tính khả dụng và hiệu quả của các ứng dụng bên ngoài tác động lớn đến các bên liên quan, đặc biệt là trải nghiệm, sự hài lòng và giữ chân khách hàng. “Tất cả ... sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của tổ chức,” cô lưu ý. “Số liệu này rất hữu ích cho các tổ chức trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề hoạt động cũng như xác định các lĩnh vực cần cải tiến”.

4. Sự tham gia của đội ngũ kinh doanh và CNTT

Sự kết hợp của đội ngũ kinh doanh và đội ngũ CNTT là rất quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp (Ảnh:CIO)

Sự kết hợp của đội ngũ kinh doanh và đội ngũ CNTT là rất quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp (Ảnh:CIO)

Matt Mead, CTO của công ty tư vấn công nghệ SPR, tin rằng sự tham gia của nhóm CNTT và doanh nghiệp là một thước đo mạnh mẽ để đo lường sự thành công của quá trình chuyển đổi số. Ông nói: “Chúng tôi cũng biết rằng cần có thời gian để các nhóm kinh doanh và kỹ thuật tiền hành chuyển đổi tổ chức, hoàn thiện và đi vào hoạt động".

Mead lưu ý rằng anh ta thường xuyên thấy khách hàng không dành đủ thời gian để những thay đổi mang tính biến đổi hoạt động ổn định. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo dự án kinh doanh và CNTT sớm chuyển sang giai đoạn chuyển đổi tiếp theo.

Ông khuyên: “Chỉ số tốt nhất, đặc biệt là trong năm đầu tiên của quá trình chuyển đổi, là đo lường mức độ tương tác từ tất cả các thành viên trong nhóm kinh doanh và nhóm CNTT". Mead nói: “Nếu mức độ tương tác cao, bạn sẽ có nền tảng để thành công. Nếu mức độ tương tác thấp chứng tỏ sự chuyển đổi của bạn đã có sai sót và có khả năng thất bại".

5. Chất lượng trải nghiệm khách hàng

Cần phải đảm bảo chất lượng trải nghiệm khách hàng (Ảnh: CIO)

Cần phải đảm bảo chất lượng trải nghiệm khách hàng (Ảnh: CIO)

Mặc dù sáng kiến chuyển đổi số có thể bao gồm nhiều mục tiêu, chẳng hạn như nâng cao năng suất, thị phần lớn hơn hoặc chi phí hoạt động được tối ưu hóa, nhưng thành công cuối cùng được xác định bởi một điều duy nhất: khách hàng cảm thấy như thế nào về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, Milind Damle, giám đốc phụ trách trải nghiệm khách hàng tại Infostretch, một công ty dịch vụ kỹ thuật số chuyên nghiệp chia sẻ. “Nếu các sáng kiến chuyển đổi số của bạn không cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách hàng, liệu chúng có thực sự có ý nghĩa trong việc đạt được mức tăng trưởng doanh thu nhất quán không?”, Damle đặt câu hỏi.

Damle lưu ý rằng những báo cáo trong nhiều năm đã phát hiện ra rằng khách hàng đặt chất lượng trải nghiệm lên trên giá cả của sản phẩm khi đưa ra quyết định mua hàng. Ông nói: “Điều này làm cho trải nghiệm của khách hàng trở thành thước đo quan trọng nhất để đo lường sự thành công của bất kỳ sáng kiến chuyển đổi số nào".

6. Tỉ lệ người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Bằng cách cung cấp tầm nhìn sâu rộng về việc chấp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ trong thế giới thực, việc áp dụng là một thước đo chuyển đổi thiết yếu, Adam Landau, CIO tại nhà cung cấp bảo hiểm xe và giao hàng Buckle chia sẻ. Ông nói: “Khi bạn đo lường tỷ lệ chấp nhận của các tính năng riêng lẻ, bạn có thể bắt đầu thấy chức năng nào có giá trị nhất. Việc sử dụng dữ liệu này sẽ giúp bạn biết rõ chỗ nào cần đầu tư thêm".

Landau lưu ý rằng điều quan trọng là phải xác định và hiểu các lĩnh vực cụ thể có tỷ lệ chấp nhận cao. Ông nói: "Thông tin này sau đó sẽ được áp dụng cho các tính năng có mức độ chấp nhận thấp hơn để chúng có thể được cấu trúc lại và làm tăng mức độ chấp nhận".

Landau xem chất lượng là thước đo CNTT quan trọng nhất để đo lường hoạt động. Các tổ chức có chất lượng kém có xu hướng có mức độ tương tác của nhân viên và khách hàng thấp hơn nhiều và bị giảm năng suất, ông giải thích. Khi các tổ chức cung cấp các sản phẩm chất lượng thấp, họ thường lãng phí thời gian và nguồn lực quý báu để giải quyết vấn đề.

7. Chỉ số nợ kỹ thuật

Cần phải kiểm soát chỉ số nợ kỹ thuật số (Ảnh: CIO)

Cần phải kiểm soát chỉ số nợ kỹ thuật số (Ảnh: CIO)

Shafqat Azim, chiến lược và giải pháp kỹ thuật số tại công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ ISG cho biết: Khi một dự án được phát triển và triển khai gấp rút, chất lượng thường bị ảnh hưởng và các dự án kinh doanh chắc chắn phải được xem xét lại để sửa chữa các vấn đề tương thích, lỗ hổng bảo mật, vấn đề hiệu suất và nhiều vấn đề tiêu tốn ngân sách khác. Azim tin rằng nợ kỹ thuật là yếu tố cản trở lớn nhất trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp. Ông nói: “Quản lý nợ kỹ thuật một cách chủ động như một phần của hoạt động đảm bảo một tổ chức có thể chuyển đổi số khi cần thiết".

Azim đề xuất sử dụng chỉ số nợ kỹ thuật để đo lường và theo dõi chi tiêu. Ông nói: “Ở cấp độ chiến lược, số liệu quan trọng nhất là tỷ lệ phần trăm ngân sách công nghệ tổng thể được phân bổ để chuyển đổi. Bắt buộc phải đo lường phần trăm ngân sách công nghệ được phân bổ cho ba lĩnh vực: điều hành doanh nghiệp, cho phép đổi mới gia tăng và cho phép đổi mới đột phá”. Ở cấp độ chiến thuật, việc đo lường quá trình chuyển đổi và tốc độ chuyển đổi là rất quan trọng, ông nói thêm.

Theo CIO