Ngày 18/7, Ủy ban Châu Âu (European Commission) ra phán quyết nặng nề nhất chưa từng có trong lịch sử đối với Google vì cáo buộc bộ ứng dụng và công cụ tìm kiếm mặc định của Android đã ngăn cản sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty công nghệ. CEO Sundar Pichai đã lên tiếng phản bác lại quyết định trừng phạt của EC và cho rằng nó sẽ làm “đảo lộn sự cân bằng được tính toán cẩn thận” và “mô hình kinh doanh miễn phí” của nền tảng HĐH mở mà công ty đang cung cấp.
Ảnh: The Verge
|
Trong bài viết “Android mang lại nhiều hơn sự lựa chọn, không phải ít hơn” đăng tải trên blog chính thức, ông Pichai cho biết 50% doanh thu từ nền tảng HĐH mã nguồn mở do chính Google phát triển thu về từ phí quảng cáo trên các ứng dụng như trình duyệt Chrome, Play Store hay công cụ tìm kiếm Google. Google là một công ty kinh doanh chứ không phải nhà từ thiện, nếu các nhà sản xuất thiết bị không tiếp tục tích hợp chúng trên Android, Google sẽ phải cân nhắc thu phí cấp phép sử dụng công nghệ của họ.
Phán quyết của Ủy ban Châu Âu, mà đứng đầu là Ủy viên Margrethe Vestager – nhân vật nổi tiếng với tư tưởng cứng rắn chống lại các công ty công nghệ Mỹ, sẽ ảnh hưởng tới Google, đối tác của họ và người tiêu dung. Xung quanh vụ việc vẫn còn khá nhiều nghi vấn, trang công nghệ The Verge đã tổng hợp 6 câu hỏi lớn nhất và giải đáp chúng cho bạn.
1. Thực sự thì Google đã làm gì sai?
Theo Ủy ban Châu Âu, Google đã có hành vi độc quyền khi sử dụng nền tảng HĐH Android (do chính công ty phát triển) để giúp công cụ tìm kiếm Google (sản phẩm đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty) tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
Ủy ban Châu Âu dựa vào 3 luận điểm chính để đưa ra phán quyết trên
|
2. Tại sao lệnh trừng phạt của Ủy ban Châu Âu không nhằm vào Apple?
Ảnh: The Verge
|
Bản báo cáo Ủy ban Châu Âu cho thấy hộ đánh giá Android khác với iOS hay BlackBerry OS (HĐH đã bị khai tử của BlackBerry) vì đây là HĐH độc quyền, tích hợp cho các sản phẩm của họ và không cấp phép cho bên thứ 3. Về cơ bản, Apple không phải chịu trách nhiệm vì tích hợp sẵn các ứng dụng tự phát triển trên HĐH dành riêng cho thiết bị iOS.
Lý do khó hiểu của Ủy ban Châu Âu là Google cố tình cho phép các nhà sản xuất sử dụng miễn phí công nghệ của họ để thống trị thị trường và tăng doanh thu quảng cáo trên thiết bị di động. CEO Sundar Pichai cho rằng: “Phán quyết của Ủy ban Châu Âu là tín hiệu đáng ngại tới các nền tảng mã nguồn mở, hơn là các hệ thống độc quyền".
2. Android có bị hạn chế về những thứ được phép cài đặt hay không?
Ảnh: The Verge
|
Thành thật mà nói thì đúng là một số thiết bị Android bị hạn chế ứng dụng được cài đặt. Cụ thể, máy tính bảng Amazon Fire và Fire TV vẫn hoạt động trơn tru trên HĐH phát triển từ Android, dù không có cửa hàng Play Store hay bất kỳ ứng dụng nào của Google.
3. Tại sao Play Store lại quan trọng đến vậy?
Ủy ban Châu Âu cho rằng Play Store quá quan trọng với các thiết bị Android. Dẫn chứng là số lượng ứng dụng được tải xuống từ Play Store chiếm tới 90% tống số ứng dụng tải xuống trên các thiết bị Android. Các nhà chức trách đã trích lời của một số nhà sản xuất, họ coi Play Store là “ứng dụng phải có”. Đặc biệt, nếu không được tích hợp sẵn thì không thể cài đặt Play Store một cách hợp pháp.
Mối lo lắng của Ủy ban Châu Âu bắt nguồn từ thực tế là Google đang sử dụng Play Store như một hình thức ép buộc các nhà sản xuất muốn sử dụng công cụ tìm kiếm Google và trình duyệt Chrome. Tương tự, cách hợp pháp duy nhất để tải xuống các ứng dụng này là từ cửa hàng Play Store. Điều này cung cấp cho Google một lợi thế trái phép trên thị trường công cụ tìm kiếm.
Nói cách khác, các nhà sản xuất thiết bị cần Play Store để phát huy hết ưu điểm của Android. Google chỉ đồng ý cung cấp Play Store cho các thiết bị cài đặt sẵn bộ ứng dụng Google (bao gồm công cụ tìm kiếm Google và Chrome). Điều này khiến các công cụ tìm kiếm khác khó có thể cạnh tranh.
4. Nếu Google muốn độc quyền trên thị trường công cụ tìm kiếm, tại sao Ủy Ban Châu Âu lại nhắc tới Chrome?
Thoạt nhìn, phán quyết của Ủy ban Châu Âu đưa ra không công bằng khi nhắc tới Google Chrome. Tuy nhiên, Chrome là một trong những phương thức chủ yếu để người dung tìm kiếm với Google. Bởi vậy, trình duyệt nổi tiếng của công ty cũng liên can.
5. Các hãng sản xuất thiết bị phản ứng ra sao?
Hầu hết các hãng sản xuất thiết bị Android vẫn chưa đưa ra phản hồi về vụ việc này. The Verge cho biết đã tìm cách liên hệ với đại diện của Samsung, LG, OnePlus. Nokia, BlackBerry, Amazon… nhưng chỉ nhận được phản hồi từ Motorola, Sony và HTC. Phía HTC cho biết công ty đang làm việc với Google để "trì hoãn quyết định sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới tương lai của HĐH Android”.
6. Tương lai của Android sẽ đi về đâu?
Ảnh: The Verge
|
Google có 90 ngày để tuân phủ phán quyết của Ủy ban Châu Âu, bao gồm khoản tiền phạt 5 tỷ USD và chấm dứt các hành vi ép buộc các nhà sản xuất phải tích hợp sẵn Chrome và công cụ tìm kiếm Google để có thể cài đặt Play Store. Đồng thời, Google cũng phải ngừng việc ngăn chặn các nhà sản xuất sử dụng biến thể Android gốc cho các sản phẩm của họ.
Google đã nộp đơn kháng cáo lên Ủy ban Châu Âu và chúng ta sẽ phải chờ câu trả lời của các nhà chức trách để biết liệu tương lai của HĐH phổ biến nhất dành cho smartphone sẽ đi về đâu.