1. Thoạt nhìn, bạn có thể nghĩ rằng biểu tượng cảm xúc này có nghĩa là một nụ hôn. Nhưng đây thực chất là biểu tượng huýt sáo.
Ảnh: BrightSide
|
2. Đó không phải là một dải ruy băng màu hồng đơn giản mà là cách hiển thị khác của biểu tượng trong chiến dịch chống ung thư. Nói rộng ra, biểu tượng cảm xúc này được sử dụng để diễn tả sự hạnh phúc.
Ảnh: BrightSide
|
3. Nắm tay phải là một dấu hiệu của sự tôn trọng và sự chúc mừng.
Ảnh: BrightSide
|
4. Biểu tượng cảm xúc này tượng trưng cho một món ăn Nhật Bản gọi là kamaboko - một chiếc bánh chả cá với một vòng xoáy màu hồng.
Ảnh: BrightSide
|
5. Biểu tượng cảm xúc này đại diện cho mặt nạ của Tengu - một con quỷ trong thần thoại Nhật Bản. Hình tượng này có ý nghĩa thể hiện sự kiêu ngạo và tự mãn của đối phương.
Ảnh: BrightSide
|
6. Chúng ta đã quen nghĩ rằng chữ X đỏ có nghĩa là lệnh cấm. Tuy nhiên, biểu tượng cảm xúc này cũng có thể tượng trưng cho một nụ hôn trong văn hóa nhắn tin ở Anh.
Ảnh: BrightSide
|
7. Biểu tượng này đã được diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Trên thực tế, đây là viết tắt của từ "no good".
Ảnh: BrightSide
|
8. Nhiều người dùng nhầm tưởng rằng biểu tượng cảm xúc này tượng trưng cho lời cầu nguyện. Trên thực tế, đây là cử chỉ mà người Nhật sử dụng để cầu xin sự tha thứ.
Ảnh: BrightSide
|
9. Đó không phải là củ cải đỏ như người ta nghĩ, mà là một loại khoai lang nướng được gọi là yaki-imo ở Nhật Bản.
Ảnh: BrightSide
|
10. Có vẻ như biểu tượng cảm xúc này tượng trưng cho điều gì đó xấu xa. Tuy nhiên trên thực tế, nó có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Đây là hình tượng Namahage có thể xua đuổi tà ma trong văn hóa Nhật.
Ảnh: BrightSide
|
11. Biểu tượng cảm xúc này xuất phát từ các mẩu truyện tranh, mang ý nghĩa biểu thị sự tức giận.
Ảnh: BrightSide
|
12. Biểu tượng cảm xúc này không chỉ hướng người đọc chú ý đến những điều được viết bên dưới, mà còn tượng trưng cho tinh thần đang xuống dốc.
Ảnh: BrightSide
|
Theo BrightSide