11 sai lầm đang phá hỏng smartphone có thể bạn chưa biết

VietTimes -- Những hành động nhỏ chúng ta hay làm thường ngày có thể ảnh hưởng tới smartphone theo nhiều cách khác nhau. Những ảnh hưởng này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, nhẹ thì làm điện thoại có vấn đề, nặng thì có thể gây ra thương tích như sự cố Samsung Galaxy Note 7. Để đảm bảo an toàn cho smartphone, bạn nên lưu ý một số điều sau đây.

1.  Theo dõi những công thức tự làm từ các nguồn lạ

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Ít nhất một lần, chúng ta muốn thử tự làm cái gì đó theo video hướng dẫn. Tuy nhiên, các nguồn không đáng tin cậy lại chứa những mã độc khi click vào, khiến điện thoại nhiễm virus và thậm chí làm hỏng thiết bị.

2.  Để máy trên cửa sổ hoặc nơi quá nóng

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Ngay cả ánh sáng mặt trời qua cửa sổ cũng có thể làm cho điện thoại của bạn nóng quá mức. Sự quá nhiệt không khiến thiết bị thay đổi rõ ràng nhưng nó làm nóng pin, giảm hiệu năng của pin và điện thoại. Trong một số trường hợp máy nóng có thể dẫn đến hỏng chip điện thoại.

3.  Cắm sạc bất cẩn

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Bạn đã bao giờ cắm sạc điện thoại trước khi đi ngủ hay dùng một lực quá mạnh để cắm sạc? Điều đó tưởng như vô hại nhưng lại làm giảm tuổi thọ của bộ sạc của bạn. Thậm chí cắm sạc qua đêm cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

4.  Không cập nhật phần mềm khi điện thoại nhắc

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Khi phần cứng chịu trách nhiệm như "cơ thể" của điện thoại thì phần mềm phục vụ như bộ não và linh hồn, cần cập nhật thường xuyên theo nhắc nhở của nhà cung cấp dịch vụ. Tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy có thể làm cho điện thoại bị trục trặc, tắt nguồn bất thường hoặc có thể bị ăn cắp thông tin cá nhân lưu trên điện thoại.

5.  Không làm sạch bên trong điện thoại

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Đừng quên vệ sinh điện thoại từ bên trong, nơi rất nhiều bụi bẩn tích tụ và làm gián đoạn hoạt động bên trong của thiết bị (ví dụ như làm chậm thiết bị). Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh bên trong của máy, hãy nhờ chuyên gia trợ giúp.

6. Cầm điện thoại trên tay khi đi đường

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Theo thống kê, có đến 40% iPhone bị đánh cắp trong năm ngoái khi chủ sở hữu sử dụng điện thoại trên đường và để loa ngoài. Bạn cần thận trọng và sử dụng tai nghe để trò chuyện khi đang ở trên một con phố đông đúc.

7.  Để điện thoại vào trong túi mà không có ốp bọc ngoài

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Ốp không chỉ là vật trang trí cho điện thoại mà còn thực sự giúp bảo vệ chiếc smartphone của bạn tránh khỏi bụi bẩn từ túi xách. Bụi bẩn tích tụ lâu sẽ làm cho thiết bị quá nhiệt và có thể bị gặp trục trặc.

8. Thay pin ban đầu bằng pin giá rẻ, giả mạo

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide

Pin là "trái tim" của điện thoại. Hãy kiểm tra kỹ loại pin xem có cùng loại với pin gốc hay không. Nếu bị lắp pin giả, tuổi thọ của điện thoại sẽ bị rút ngắn đáng kể.

9. Bộ sạc và tai nghe nhái

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Do sự khác biệt về chất lượng và giá thành rẻ nên những bộ sạc nhái có thể gây ra sự cố chập cháy cho điện thoại của bạn. Sử dụng tai nghe nhái có thể làm hỏng khe cắm vĩnh viễn bởi sự khác biệt giữa kích thước đầu và khe cắm.

10. Tự làm sạch khoang điện thoại

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Không ai muốn điện thoại của họ có bụi bên trong vì nó làm chậm hiệu suất và khiến máy bị nóng. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng các dụng cụ sắc nhọn để vệ sinh vì nó có thể làm hỏng các linh kiện. Bạn nên nhờ sự trợ giúp chuyên nghiệp để làm sạch máy, nhất là những vi mạch và bộ phận bên trong của smartphone.

11.  Để điện thoại trong túi sau

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Những rủi ro khi để máy ở túi sau có thể xảy ra với bất kỳ loại điện thoại thông minh nào. Nhưng ngoài ra, để điện thoại của bạn trong túi sau cũng tiềm ẩn khả năng bị đánh cắp, làm rơi hoặc hư hỏng khi ngồi đè lên.

Theo Bright Side