Loa phường rất quan trọng trong việc thông tin ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

VietTimes -- Loa phường tuy đã hoàn thành sứ mệnh ở khu vực thành phố, nhưng vẫn cần phải duy trì và tăng cường tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ở những khu vực đó, khi có lũ lụt, thiên tai, loa phường đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông báo thông tin cho bà con mà không phương tiện nào sánh kịp.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khi có lũ lụt, thiên tai, loa phường đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông báo thông tin cho bà con mà không phương tiện nào có thể sánh kịp.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khi có lũ lụt, thiên tai, loa phường đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông báo thông tin cho bà con mà không phương tiện nào có thể sánh kịp.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí công tác tại Tổng cục Bưu điện, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông qua các thời kỳ. 

Tại đây, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính, Viễn thông Mai Liêm Trực nhắc đến vấn đề đang được nhiều báo chí quan tâm trong thời gian gần đây là vai trò của loa phường trên địa bàn Hà Nội trong thời đại Internet và mạng xã hội. Ông Mai Liêm Trực cho rằng loa phường đã hoàn thành sứ mệnh của mình và thể hiện sự ủng hộ đối với một số quan điểm trên báo chí về việc mạnh dạn xóa bỏ loa phường.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định: Loa phường ở các khu vực đô thị đúng là đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải duy trì và tăng cường hệ thống này tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ở những khu vực đó khi có lũ lụt, thiên tai, loa phường đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông báo thông tin cho bà con mà không phương tiện nào có thể sánh kịp.

Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, trong năm vừa qua, mặc dù kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, sự cố môi trường, thiên tai bão lũ,… đã đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ cũng như cho ngành TT&TT. Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2016, ngành TT&TT vẫn đạt 109% kế hoạch; nộp ngân sách 145.931 tỷ đồng và đóng góp khoảng 14,38% vào tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, nguyên Bộ trưởng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Lê Doãn Hợp thể hiện kỳ vọng của ông đối với sự phát triển của ngành TT&TT qua 5 chữ "T": Thông tin, Trí tuệ, Thương hiệu, Thời đại và Tình nghĩa.
Bộ trưởng nhấn mạnh, lĩnh vực bưu chính cũng có sự phát triển nổi bật với việc mở rộng nhiều dịch vụ mới như: chi trả lương hưu, chuyển phát giấy phép lái xe … và trở thành cánh tay nối dài của Chính phủ xuống các địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết, các lĩnh vực như báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở cũng gặt hái những kết quả tốt đẹp.

Bộ trưởng cho rằng, năm 2017 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành TT&TT sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực, trí tuệ, lực lượng phấn đấu đạt được những kết quả cao hơn, tốt hơn.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Đinh Dậu 2017
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Đinh Dậu 2017

Cũng tại buổi gặp mặt, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của Bộ TT&TT trong sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của đất nước. “Ngành TT&TT đã có những đóng góp mạnh mẽ cho công cuộc xóa nghèo thông tin cho những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”. Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bưu chính, đã trở thành mạng dùng chung quốc gia, cung cấp dịch vụ công và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng lưu ý ngành TT&TT cần chú ý đến các xu hướng công nghệ liên quan đến dữ liệu lớn và theo dự báo đến năm 2020 dịch vụ viễn thông sẽ trở thành miễn phí. Lĩnh vực CNTT cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa để xứng với tiềm năng và cần đặc biệt chú trọng đến an toàn thông tin. Đây vừa là yêu cầu, nhiệm vụ nhưng cũng là thách thức lớn trong kỷ nguyên Internet hiện nay.

Lĩnh vực CNTT phát triển mạnh mẽ trong năm 2016 với hơn 600.000 lao động. Nhiều tỉnh, thành hiện đang hợp tác với các doanh nghiệp trong Ngành để xây dựng thành phố thông minh, đưa ngành TT&TT lên vị trí hàng đầu trong sự phát triển của các địa phương.