Trung Quốc “dồn quân” đến điểm nóng Scarborough

Trước đây, Trung Quốc chỉ triển khai hai đến ba chiến hạm gần bãi cạn đang có tranh chấp với Philippines. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ , con số này tăng lên khoảng 12 tàu trong vài tuần gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc còn điều cả một đội hơn 100 tàu đánh cá đến bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough hứa hẹn là điểm nóng sắp tới trên Biển Đông
Bãi cạn Scarborough hứa hẹn là điểm nóng sắp tới trên Biển Đông

Trung Quốc đang tiến hành xây dựng lực lượng an ninh hàng hải xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp với Philippines tại Biển Đông, bất chấp lời cảnh cáo không quân sự hóa khu vực này của Lầu Năm Góc.

Theo trang Washington Freebeacon ngày 11/8, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết số lượng tàu hải cảnh của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborgouh, nằm trong quần đảo Trường Sa, đã tăng lên đáng đáng kể trong những tuần gần đây.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc chỉ triển khai hai đến ba chiến hạm gần bãi cạn đang có tranh chấp với Philippines. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ nắm rõ hồ sơ, con số này tăng lên khoảng 12 tầu trong vài tuần gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa cả một đội hơn 100 tầu đánh cá đến bãi cạn Scarborough.

Những động thái trên trùng hợp với các hoạt động quân sự gây hấn khác do Bắc Kinh tiến hành trên Biển Đông, kể từ khi Tòa Trọng tài La Haye ra phán quyết bác bỏ hầu hết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, vào đầu tháng 8/2016, máy bay ném bom chiến lược H-6K và chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra trên biển, trong đó có cả Scarborgough.

Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc không đưa ra bất kỳ bình luận nào về những sự kiện trên. Tuy nhiên, cựu đại úy hải quân Mỹ Jim Fanell, đồng thời là cựu chỉ huy tình báo hạm đội Thái Bình Dương, nhận định: «Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện các tàu chiến tại Scarborgough có thể cho thấy Bắc Kinh quyết định bắt đầu quá trình chiếm đất trong và xung quanh bãi cạn để giúp quân đội Trung Quốc kiểm soát lối vào Biển Đông tại phía bắc ».

Ông Fanell nói thêm: «Nếu tàu thuyền của Trung Quốc đóng tại vị trí trên, hải quân Mỹ khó lòng thay đổi được tình hình, một khi quá trình chiếm đóng bắt đầu như là đưa các tàu nạo vét đến hoạt động tại đây. Mỹ và các đồng minh cần phải tăng cường các chuyến bay tuần tra trực tiếp trên hòn đảo và phải chia sẻ thông tin với báo chỉ để vừa xác nhận hay phủ nhận các hoạt động mà Trung Quốc tiến hành».

Theo nhận định được đăng trên tờ South China Morning Post  hôm 13/8, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiến «một bước đi lớn» tại Biển Đông vào tháng 9, sau hội nghị G-20 và trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.