Xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 chỉ là 1 yếu tố ban đầu

VietTimes -- Chiều nay (16/3), tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Corona chủng mới (COVID-19) TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, xét nghiệm âm tính chỉ là 1 trong yếu tố ban đầu trong công tác phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Ảnh: Minh Thúy
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Ảnh: Minh Thúy

Chưa thể yên tâm khi có kết quả âm tính

Theo ông Nguyễn Đức Chung, trên địa bàn thành phố đã có 2 trường hợp ban đầu xét nghiệm âm tính nhưng chỉ trong vòng 7, 8 ngày sau phát bệnh, xét nghiệm dương tính.

“Tất cả trường hợp có tiếp xúc gần với ca bệnh, mà xét nghiệm âm tính sau 1, 2 ngày đầu. Vì thế, chúng ta chưa thể yên tâm hoàn toàn khi có kết quả xét nghiệm.” – ông Chung nói.

Báo chí dự họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Minh Thúy
Báo chí dự họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Minh Thúy 

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đến nay thành phố đã có đủ năng lực để huy động đội ngũ y tá, bác sĩ lấy được 1.500 đến 2.000 mẫu bệnh phẩm trong 1 ngày. Thời gian tới có thể lấy từ 2.000 đến 2.500 mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm nhanh sớm phát hiện ra các trường hợp mắc COVID-19.

Hiện, một số trường hợp có kết quả xét nghiệm đang chờ kết quả lần 2. Ông Chung nhấn mạnh: Những người đang được cách ly tập trung trong bệnh viện đều có nguy cơ phát bệnh.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng lưu ý, từ ngày 6/3 đến nay, trên địa bàn thành phố đã và đang phát sinh công dân người nước ngoài du lịch ở nhiều địa điểm, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trên diện rộng.

Hà Nội đang đối mặt với 3 nguy cơ lớn

Ông Nguyễn Đức Chung cho hay, Hà Nội đang phải đối mặt với nguy cơ lớn đến từ những người ở vùng có dịch gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy những người đến từ các khu vực có dịch về Việt Nam đang giảm nhưng vẫn có nguy cơ cao. Bởi có những bệnh nhân thời gian ủ bệnh lên tới 27 ngày, thậm chí là 39 ngày sau mới phát bệnh. Việc cách ly, xét nghiệm cho kết quả chính xác cao nhưng không thể chắc chắc 100%.

Cán bộ làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Minh Thúy
Cán bộ làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Minh Thúy 

Vì thế những người đã trở về sau thời gian cách ly vẫn phải hạn chế tiếp xúc với những người xung quang, hạn chế vui chơi giải trí, tập trung nơi đông người. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải báo cáo ngay 115 và các cơ sở y tế để thăm khám. Những người nào không yên tâm có thể xét nghiệm lại, thành phố sẽ chi trả miễn phí cả 2 lần xét nghiệm (xét nghiệm ban đầu và xét nghiệm lại).

Cùng với đó, nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 có thể đến từ những khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam trước ngày 16/3. Thực tế, nhiều bệnh nhân có sức khỏe bình thường nhưng lại cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, các cơ sở lưu trú, khu dân cư cần tiếp tục rà soát những người đi học tập, công tác, du lịch ở nước ngoài từ ngày 1/3 đến nay để rà soát, tổ chức xét nghiệm.

Ngoài ra, những công dân là người nước ngoài, du học sinh, sinh viên đã về nước là nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao, cần được đo thân nhiệt, khai báo y tế và thực hiện xét nghiệm.

Tập trung mọi nguồn lực để phát hiện các trường hợp mắc bệnh

Trước tình hình dịch COVID-19 cõ nhiều diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị các đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức về dịch bệnh, Bởi đây là giai đoạn có mức độ cảnh báo nguy hiểm lây nhiễm cao.

Chình vì thế, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị các đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, những người nước ngoài đến Việt Nam cần kiểm tra chặt chẽ thông qua việc giám sát các công dân dang cách ly tại nhà, khu tập trung, cơ sở y tế. Nếu những trường hợp này không tuân thủ theo quy định có thể xem xét để truy tố hình sự.

Bác sĩ đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thúy
Bác sĩ đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thúy 

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, toàn bộ hệ thống giáo dục thực hiện vệ sinh, khử khuẩn các cơ sở giáo dục, đồ vật trong lớp học.

Các trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính không đi về từ vùng dịch ở các quận, huyện có thể xem xét, để có thể giải tỏa, cách ly tại nhà.

Đối với những trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, các trường hợp dương tính có tiếp xúc với người khác phải cung cấp thông tin công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, các đơn vị phải xây dựng phương án cụ thể, đảm bảo nguồn nhân lực là các bác sĩ có chuyên môn cao có sức kho, chăm sóc trực tiếp cho các bệnh nhân, lên danh sách cụ thể, đảm bảo nơi cách ly.

Ông Chung nhấn mạnh: Các trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ cho tuyến 1 là quan trọng hàng đầu, tránh tình trạng quần áo 1.000 bộ nhưng găng tay chỉ có 500 đôi. Các đơn vị phải tính toán số lượng các bác sĩ trực 24/24 phòng khi có trường hợp xấu xảy ra.

Đáng chú ý, ông Chung đề nghị Sở Y tế TP. Hà Nội có thể huy động sinh viên ở các trường đại học trên thành phố để tập huấn, phục vụ vông tác phòng, chống dịch, là nguồn nhân lực dự trữ trong công tác phòng, chống dịch.

Hiện, Hà Nội đang áp dụng 3 hình thức cách ly gồm:

1. Cách ly để chữa bệnh, đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Thành phố chuẩn bị vài nghìn chỗ, trong trường hợp có bệnh nhân dương tính, đưa vào các bệnh viện của thành phố. Yêu cầu đầy đủ các trang, thiết bị, cơ sở y tế.

2. Cách ly để phòng ngừa, đưa về các khu tập trung.

3. Cách ly để phòng ngừa trong cộng đồng.