Website “biết nói” ngườibạnsố.vn khởi đầu hệ sinh thái số dành cho người khiếm thị

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Website “biết nói” ngườibạnsố.vn là món quà công nghệ nhằm hỗ trợ người khiếm thị sử dụng ứng dụng CNTT, Internet để cải thiện cuộc sống, hướng tới xây dựng hệ sinh thái số cho người khiếm thị.
Website “biết nói” “ngườibạnsố.vn” do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phát triển vừa chính thức ra mắt ngày 25/6.
Website “biết nói” “ngườibạnsố.vn” do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phát triển vừa chính thức ra mắt ngày 25/6.

Vừa ra mắt ngày 25/6/2021, ngườibạnsố.vn là sản phẩm Make in Vietam đảm bảo về công nghệ và sự tiện dụng thông qua một website biết nói, tổng hợp các nội dung, công cụ, ứng dụng hữu ích đồng hành cùng người khiếm thị trong cuộc sống hàng ngày. Website do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển.

Website “biết nói”….

Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ, Internet đã và đang giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống. Đặc biệt, với sự phát triển rất nhanh của công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử...

Đây cũng chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa thế giới cho 314 triệu người khiếm thị trên toàn cầu hòa nhịp với sự phát triển của thời đại. Trong đó Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người- theo số liệu báo cáo Viện Mắt Trung ương năm 2020.

Video giới thiệu website “biết nói” ngườibạnsố.vn

Với mong muốn hỗ trợ người khiếm thị ứng dụng công nghệ thông tin, Internet cải thiện cuộc sống để “không ai bị bỏ lại phía sau”, Đoàn Thanh niên - Trung tâm Internet Việt Nam chủ trì phát triển website Người bạn số (https://ngườibạn số).

Website tập hợp các giải pháp CNTT, cung cấp thông tin, hướng dẫn người khiếm thị, người thân tiếp cận và sử dụng thành thạo các các ứng dụng phục vụ học tập; mạng xã hội; trợ lý ảo; nhập và tìm kiếm thông tin; thư viện sách nói và cả những lưu ý khi chúng ta giúp đỡ người khiếm thị.

Để truy cập vào website, người dùng có thể gõ: https://nguoibanso.vn/ hoặc https://ngườibạnsố.vn.

Website được thiết kế với giao diện thân thiện, tiên phong áp dụng tiêu chuẩn web cho người khuyết tật (WCAG), tích hợp chuyển thể giọng nói tự động được cung cấp bởi công ty Vbee, giúp người khiếm thị có thể tiếp cận thông tin dễ dàng.

Giao diện websie https://ngườibạnsố.vn đơn giản, thân thiện

Giao diện websie https://ngườibạnsố.vn đơn giản, thân thiện

Ngày 25/6/2021, website “biết nói” “http://ngườibạnsố.vn” chính thức ra mắt, như một món quà công nghệ mà thế hệ trẻ, đoàn thanh niên VNNIC dành tặng cho người khiếm thị.

Tham dự lễ ra mắt website có sự hiện diện của các đại diện đến từ Hội người mù Việt Nam, Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông, công ty Vbee và đặc biệt là các bạn nhỏ đại diện cho những người khiếm thị trực tiếp trải nghiệm.

Hệ sinh thái số cho người khiếm thị và trách nhiệm xã hội

Việc xây dựng hệ sinh thái số cho người khiếm thị bao gồm những giải pháp, ứng dụng phục vụ cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, học tập và làm việc là điều rẩt cần thiết và cần có sự chung tay của cộng đồng.

Website “Người bạn số” là sự khởi đầu trong chương trình chuyển đổi số hướng tới việc xây dựng hệ sinh thái số dành cho người khiếm thị mà VNNIC đang xúc tiến triển khai.

Bà Trần Thị Thu Hiền - Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc VNNIC.

Bà Trần Thị Thu Hiền - Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc VNNIC.

Bà Trần Thị Thu Hiền - Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc VNNIC - cho biết: “Thiếu đôi mắt không thể cản trở những cống hiến của người khiếm thị cho cuộc đời. Mục tiêu lớn nhất của Dự án là hỗ trợ người khiếm thị sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, Internet giúp cuộc sống của họ thuận tiện hơn; được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của xã hội và đóng góp cho sự phát triển của xã hội”.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, rất cần sự lan tỏa và sự tham gia phối hợp của cả xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ để cùng nhau tiếp tục sáng tạo, giải các bài toán lớn về công nghệ, đổi mới các ứng dụng, phần mềm phục vụ tốt hơn cho người khiếm thị; bài toán sử dụng AI để phát triển các nền tảng chuyển đổi số cho người khiếm thị…với mục tiêu chung vì cộng đồng người khiếm thị Việt Nam.

Đại diện Hội người mù Việt Nam, Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông, công ty Vbee và đặc biệt là các bạn nhỏ đại diện cho những người khiếm thị trực tiếp trải nghiệm.
Đại diện Hội người mù Việt Nam, Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên Bộ Thông tin và Truyền thông, công ty Vbee và đặc biệt là các bạn nhỏ đại diện cho những người khiếm thị trực tiếp trải nghiệm.

“Internet for all- Internet sẽ đem lại những giá trị làm cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của người khiếm thị trở nên tốt đẹp hơn là giá trị mà VNNIC hướng tới" - bà Trần Thị Thu Hiền cho biết thêm.