Doanh nghiệp đã “ăn” chênh lệch
Trước đó, tại cuộc họp giao ban sáng ngày 3.9 của Bộ Công Thương, đại diện của 3 Tập đoànEVN,PVNvàTKVcũng đã kêu lỗ hàng ngàn tỉ vì chênh lệch tỉ giá.
Theo ông Phước, các doanh nghiệp tính toán bài toán lỗ này là phiến diện vì đã bỏ qua chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền đó là: Tiền vay ngoại tệ với lãi suất rất thấp và tiền vay đồng Việt Nam với lãi suất cao.
Thông thường, doanh nghiệp khi vay ngoại tệ sẽ có điểm lợi là được hưởng lãi suất thấp. Cụ thể, từ năm 2011 – nay, lãi suất của VND bình quân là khoảng 10%/năm. Năm năm, lãi suất của đồng Việt Nam vay là 50%/năm.
Trong khi đó, bình quân lãi suất của đồng USD là 5%/năm, nghĩa là lãi suất của đồng USD vay là 25%/năm. Như vậy, người vay ngoại tệ từ đầu năm 2011 – nay có lợi thế tiết giảm là 25% về lãi suất.
Trong khi đó, đầu năm 2011, 1USD Mỹ tương đương 19.500 đồng, đến bây giờ là 22.500 đồng, tức là mức tăng là 3.000 đồng – tương đương 15%. Trong 5 năm đó, việc tiết giảm được 25% về chênh lệch lãi suất, doanh nghiệp chỉ chịu thiệt 15% về tỉ giá. Chênh lệch giữa lãi suất và tỉ giá là 10%. Như vậy, các doanh nghiệp vay ngoại tệ được hưởng lợi chứ không phải thiệt hại hay thua lỗ.
“Khi doanh nghiệp tính toán bài toán lỗ lãi, họ chỉ tính có một phần, ví dụ trước đây doanh nghiệp vay 1 triệu USD tương đương với 20 tỉ đồng (1USD xấp xỉ 20.000VND). Nếu điều chỉnh tỉ giá lên 22.000 đồng, họ sẽ so sánh giữa 2 mức này và nghĩ rằng mình bị lỗ 2.000 đồng. Họ quên rằng trong những năm vừa rồi, khi họ vay ngoại tệ thì chênh lệch về lãi suất rất lớn so với cái lãi suất họ vay bằng tiền đồng. Nói vậy để các doanh nghiệp tính toán một cách chính xác về khái niệm lãi hay lỗ ở đây" – ông Phước khẳng định.
Mặt khác, ông Phước cũng cho rằng, bao lâu nay, các doanh nghiệp đã hưởng lợi rất nhiều từ chênh lệch này bởi đã tiết giảm chi phí và đưa vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc than lỗ đang dấy lên lo ngại: Các doanh nghiệp lợi dụng việc tăng tỉ giá để đổ lỗi cho việc không có kế hoạch dài hạn trong kinh doanh và viện cớ đó để tăng giá điện.
Lại thêm một cớ để tăng giá điện?
Việc kêu lỗ hàng ngàn tỉ vì chênh lệch tỉ giá được xem là lý do chính để các DN kiến nghị bên cạnh biện pháp giãn, giảm thuế và các chính sách hỗ trợ khác, cần phân bổ chênh lệch tỉ giá vào giá điện để đảm bảo tình hình tài chính của các Tập đoàn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều ngày 4.9, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay, với các DN có hợp đồng vay vốn ngoại tệ để đầu tư và chi phí mua nguyên vật liệu, thì việc điều chỉnh tỉ giá đều bị ảnh hưởng. Do đó, Cục điều tiết điện lực đã yêu cầu các đơn vị phát điện trong đó cóEVNvàTKVtính toán kỹ tác động tỉ giá.
Cũng theo đại diện Cục điều tiết điện lực, chênh lệch tỉ giá có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện, cân đối tài chính của DN. Do đó, trước đề xuất điều chỉnh tăng giá điện bán lẻ, thì cần phải tính toán kỹ lưỡng bởi giá điện có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và sản xuất của DN.
Trước các đề xuất của doanh nghiệp, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, điện là mặt hàng thiết yếu cho đời sống sản xuất, nên bất cứ có điều chỉnh, thì sẽ được tính toán kỹ lưỡng. Do đó, trong thẩm quyền của Bộ Công Thương, sẽ phối hợp các cơ quan liên quan, có kiến nghị và báo cáo Thủ tướng.
TheoLao động