Vì sao nhiều người ác cảm với công nghệ nhận dạng khuôn mặt?

Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát cư dân khi không được sự đồng ý của họ khiến không ít người cảm thấy ác cảm với công nghệ này. 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được phát triển một cách nhanh chóng nhờ nguồn tài nguyên dữ liệu hình ảnh dồi dào trên Internet. Ngày nay, công nghệ này đang ngày càng cho thấy tính hiệu quả của mình trong việc thương mại hóa. 

Không chỉ bởi được cung cấp với giá rẻ, các công ty truyền thông xã hội bắt nhịp rất nhanh với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Tác dụng của nó là tìm ra tần suất sử dụng dịch vụ, phát hiện khách hàng tiềm năng, kiểm soát hành vi người dùng... Khối các cơ quan cảnh sát cũng rất quan tâm tới công nghệ này bởi khả năng phát hiện và đeo bám đối tượng. 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang ngày càng phát triển và phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang ngày càng phát triển và phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới.

Tuy vậy, công nghệ nhận diện khuôn mặt không phải là không có điểm yếu. Bản thân công nghệ này không ổn định, hệ thống dễ bị lỗi, do đó nhiều kết quả tìm ra bị sai lệch và không đúng với yêu cầu. 

Theo TheGuardian, việc nhận diện khuôn mặt sẽ xâm phạm tới quyền riêng tư của người dùng một khi công nghệ này được tích hợp với hệ thống camera công cộng. 

Lúc này, giám sát viên có thể lựa chọn bất kỳ một ai đó trên đường phố, hệ thống sẽ nhận diện và trả về kết quả với toàn bộ thông tin về tên tuổi, quê quán, quốc tịch hay hồ sơ lý lịch. Nhìn chung, công nghệ nhận diện khuôn mặt dễ bị biến thành công nghệ giám sát chung cho mọi cư dân trong khi không hề được sự đồng ý của họ. 

Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt theo thời gian thực để phân loại và truy vấn thông tin được nhiều quốc gia xem là hành động vi phạm quyền riêng tư của người dùng
Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt theo thời gian thực để phân loại và truy vấn thông tin được nhiều quốc gia xem là hành động vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Trung Quốc chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát cư dân một cách đại trà. Điều đó dấy lên một làn sóng phản đối, bởi nhiều người cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng đáng sợ như vũ khí hạt nhân.

Theo TheGuardian, các chính phủ sẽ có 2 cách tiếp cận để kiểm soát công nghệ nhận diện này. Ở cách thứ nhất, chúng ta có thể coi đây như một loại vũ khí và cấm sử dụng nó vào mục đích dân sự. 

Với phương án thứ hai, cách tiếp cận này coi công nghệ nhận diện khuôn mặt giống như một loại đồng vị phóng xạ. Lúc này, các lợi của công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được nhà quản lý xem xét và điều chỉnh một cách thích hợp. 

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/vi-sao-nhieu-nguoi-ac-cam-voi-cong-nghe-nhan-dang-khuon-mat-554317.html