Vệ tinh của Nga sáng hơn Mặt Trăng đêm rằm

Thậm chí, một số báo cáo còn nói rằng Mặt Trăng vào những ngày tròn trịa nhất cũng không thể so được với nó.
Vệ tinh của Nga sáng hơn Mặt Trăng đêm rằm

Cho dù bạn ở đâu trên thế giới thì ngôi sao sáng nhất trên bầu trời mà chúng ta có thể quan sát được chính là sao Sirius (sao Thiên Lang), hay còn gọi là Alpha Canis Majoris. Mặc dù vậy, điều này có thể thay đổi hoàn toàn sau khi một vệ tinh nhân tạo của Nga được phóng lên vũ trụ vào giữa năm nay.

Với cái tên Mayak - nghĩa là ngọn hải đăng trong tiếng Anh, vệ tinh này được thiết kế để bay quanh Trái Đất giống như quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng. Được trang bị những cánh buồm khổng lồ để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, Mayak được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng trở thành vật thể sáng nhất trong đêm mà con người có thể quan sát được. Thậm chí, một số báo cáo còn nói rằng Mặt Trăng vào những ngày tròn trịa nhất cũng không thể so được với nó.

Thực tế, Mayka sẽ không thực hiện bất kỳ công việc khảo sát hay nghiên cứu gì về không gian vũ trụ. Mục tiêu của dự án này là lan truyền cảm hứng cho nhân loại thông qua việc tạo ra một "ngôi sao" nhân tạo trên bầu trời mỗi đêm mà ai cũng có thể quan sát được. Đội ngũ thực hiện đã thu hút được khoảng 22.000 USD trên trang web tài trợ cho các dự án startup tại Nga có tên Boomstarter.

Chủ nhiệm dự án là kỹ sư Alexander Shaenko, người đứng đầu chương trình Cosmonautics của Đại học cơ khí Liên bang Moscow, cho biết: "Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng khám phá vũ trụ là một trong những điều thú vị nhất của thế giới. Mayak sẽ sẽ là "nhọn hải đăng" dẫn đường cho cảm hứng bất tận của người yêu thích khoa học cũng như những ai quan tam đến lĩnh vực khoa học vũ trụ".

Theo thiết kế, Mayak chỉ có kích thước cỡ 1 ổ bánh mì nhưng nó có thể giăng ra một cánh buồm gương hình tam giác có diện tích khoảng 16 mét vuông. Theo dự kiến, nó sẽ hoạt động ở độ cao khoảng 600km so với mực nước biển. Phần cánh buồm được làm từ một loại vật liệu polymer mỏng. Shaeko và các đồng nghiện đang nghiên cứu về hệ thống phanh khí động học cho vệ tinh nhằm giúp nó hạ xuống quỹ đạo thấp hơn mà không cần sử dụng động cơ và tránh va chạm với rác vũ trụ.

Hiện tại, cơ quan Không gian vũ trụ Nga (Roscosmos) đã đồng ý đưa Mayak lên quỹ đạo bằng tên lửa Soyuz-2 vào tháng 7 năm nay. Nhóm kỹ sư trẻ của dự án cần hoàn tất mọi thử nghiệm trước ngày phóng và xây dựng mô hình vệ tinh để trưng bày tại Bảo tàng Du hành vũ trụ Moscow. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ lo ngại ngôi sao nhân tạo quá sáng này có thể cản trở các nhà thiên văn theo dõi những vì sao thật.

Theo Trí thức trẻ