Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành con dao hai lưỡi ngay trong năm tới

VietTimes -- Theo bài viết, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo lại chính là con dao hai lưỡi, "trong khi AI có thể là niềm hy vọng lớn nhất ngăn cản làn sóng tấn công mạng và vi phạm, bản thân nó cũng có thể tạo ra thêm nhiều chiến thuật tấn công tiên tiến trong ngắn hạn".
 
Trí tuệ nhân tạo (AI) được định nghĩa là "khả năng của máy móc mô phỏng hành vi thông minh của con người.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được định nghĩa là "khả năng của máy móc mô phỏng hành vi thông minh của con người.

Một cuộc khảo sát của Cylance công bố ngày 1/8 cho thấy, khoảng 62% số chuyên gia bảo mật tin rằng trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ được vũ khí hóa và sử dụng cho các cuộc tấn công mạng trong vòng 12 tháng tới. Từ đó, bài đăng trên blog của Cylance về phát hiện này kết luận, sự phát triển của AI chính là con dao hai lưỡi.

Theo bài viết, "trong khi AI có thể là niềm hy vọng lớn nhất ngăn cản làn sóng tấn công mạng và vi phạm, bản thân nó cũng có thể tạo ra thêm nhiều chiến thuật tấn công tiên tiến trong ngắn hạn".

Trong khi đa số những người được khảo sát cho biết, họ cảm thấy khả năng AI sẽ bị sử dụng tấn công là rất cao thì 32% nói rằng sẽ không có khả năng xảy ra, và 6% nói rằng họ không biết. Tuy nhiên, người ta đều nhận xét rằng, việc sử dụng tiềm năng AI để làm một vũ khí tấn công sẽ không làm chậm việc sử dụng nó như một công cụ phòng thủ.

Một chủ đề khác được thảo luận trong cuộc khảo sát là việc hai thị trường web bóng tối - AlphaBay và Hansa bị gỡ bỏ mới đây. Mặc dù các thị trường loại này thường được sử dụng để bán các lỗ hổng bảo mật, 79% người được hỏi không tin rằng việc chúng bị đóng cửa có thể làm chậm tốc độ các cuộc tấn công ransomware.

Liên quan đến chiến lược và quy trình an ninh mạng, hệ điều hành vá lỗi và cập nhật là mối quan tâm hàng đầu, 39% người được hỏi cho biết. Các vấn đề về tuân thủ được 24% người được hỏi coi là mối quan tâm hàng đầu của họ, 18% cho biết họ quan tâm nhất tới ransomware, 10% quan tâm tới đánh giá các cảnh báo 10%, và 8% quan tâm tới các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS).

Tuy nhiên, thông tin này được định nghĩa khác so với với các vấn đề bảo mật hàng đầu mà các tổ chức đang phải đối mặt. Bản báo cáo cho thấy, trong số những người được khảo sát, các vấn đề hàng đầu mà họ đã xử lý trong ba tháng qua là lừa đảo (36%), các vụ tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng (33%), tấn công IoT (15%), tấn công ransomware (14%) và tấn công botnet (1%).

Cuộc khảo sát của Cylance cũng nêu ra thái độ quan ngại về những mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với Mỹ. 34% số người được hỏi coi Nga là mối đe dọa số một, trong khi 33% coi tội phạm mạng có tổ chức, 20% nêu tên Trung Quốc,  11% nói Triều Tiên là mối đe dọa số một, trong khi đó, chỉ có 2% số người được hỏi nói Iran là mối đe dọa lớn nhất.

Theo Techrepublic