Phải mất tới 7 vại nước để nấu 1 vại bia, và người ta phải tốn rất nhiều tiền lọc các chất thải từ quá trình này. Một số các vật liệu sinh học như gỗ cũng có thể được dùng để làm các điện cực các-bon, nhưng nguồn cung của vật liệu này rất hạn chế và phương pháp thực hiện cũng rất khó và tốn kém.
Nhưng bằng cách khai thác các nguyên liệu trong nước thải nấu bia, các nhà nghiên cứu tại UCB cho biết họ có thể vừa kiểm soát các phản ứng hoá học tốt hơn nhằm tạo ra các điện cực có hiệu suất cao, vừa làm sạch nước thải.
Bằng cách khai thác các nguyên liệu trong nước thải nấu bia, các nhà nghiên cứu tại UCB cho biết họ có thể vừa kiểm soát các phản ứng hoá học tốt hơn nhằm tạo ra các điện cực có hiệu suất cao, vừa làm sạch nước thải.
Phương pháp tạo ra điện cực này bao gồm việc canh tác một giống nấm mốc phát triển nhanh có tên Neurospora crassa trong môi trường giàu đường, có mặt trong nước thải nấu bia.
"Nước thải nấu bia là môi trường lí tưởng cho loài nấm mốc này phát triển" theo Tyler Huggins, một sinh viên tốt nghiệp tại UCB và cũng là tác giả của nghiên cứu. Huggins và đồng tác giả Justin Whiteley cũng thuộc UCB, cho biết họ hy vọng phương pháp này sẽ được thương mại hoá. "Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng trong việc áp dụng phương pháp này ở quy mô lớn vì những nguyên liệu cần thiết đều có sẵn."
Nghiên cứu này đã được đăng trong tuần san Applied Materials and Interfaces.
Theo Khoa học và Đời sống
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu