WiGig là một chuẩn kết nối không dây tốc độ siêu cao, tương tự như chuẩn WiFi thế hệ thứ 5, 801.11ac nhưng ở một tần số rất khác. Trong khi kết nối mạng không dây truyền thống sử dụng băng tần 2.4 GHz và 5GHz thì WiGig được thiết kế để sử dụng băng tần 60 Ghz. Điều này cho phép WiGig truyền tải dữ liệu với nhanh hơn nhiều, có cơ hội thay thế chuẩn Wi-Fi trong tương lai.
WiGig nhanh như thế nào?
Chỉ có thể nói là rất nhanh. Các hệ thống cáp quang ngày nay có thể cung cấp tốc độ lên tới 1GB mỗi giây (1GBps) nhưng cũng chưa thể sánh với WiGig. Giao thức mới được phát triển để hỗ trợ tối đa 7-8 GBps, cho phép người dùng tải xuống gần như tất cả mọi thứ trong tích tắc. Không chỉ vậy, WiGig thậm chí còn có thể vượt xa mức đó và chạm tới 40-50 GBps, nhưng hiện tại nó vẫn vượt xa khả năng xử lý trên các thiết bị ngày nay.
Tất nhiên, tốc độ mạng phụ thuộc vào toàn bộ hệ sinh thái bao gồm: thiết bị, bộ định tuyến (router), máy chủ (server) và dây cáp... Bởi vậy, cột mốc 7-8 GBps mà WiGig có thể chạm tới chỉ nằm trên lý thuyết. Tuy nhiên, WiGig vẫn thực sự có thể thúc đẩy giới hạn của giao thức kết nối hiện nay, là động lực để các nhà sản xuất phát triển công nghệ mới trên thiết bị.
Khi nào WiGig mới trở nên phổ biến?
WiGig là chuẩn kết nối không dây riêng biệt do Wireless Gigabit Alliance tạo ra vào năm 2012 - 2013, với mục tiêu là cung cấp Internet tốc độ cao hơn trên thế giới. Kể từ khi Wireless Gigabit Alliance được sát nhập vào Wi-Fi Alliance thì tổ chức quản lý giao thức Wi-Fi phổ biến đã quản lý chuẩn WiGig kể từ đó.
Thách thức trong thế giới kỳ lạ của các giao thức và tiêu chuẩn là ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, cũng giống như để từ bản thiết kế trở thành một tòa nhà sẽ tốn rất nhiều thời gian. Để tạo chuẩn WiGig có thể thay thế Wifi, ngoài phát triển cẩn thận trên lý thuyết, còn cần tinh chỉnh giao thức, xuất bản tài liệu hướng dẫn, thuyết phục các nhà sản xuất đầu tư và chờ công nghệ bắt kịp ý tưởng.
Tiềm năng của chuẩn kết nối siêu tốc WiGig
Có hai lý do quan trọng. Đầu tiên, phải mất thời gian để chứng nhận chuẩn kết nối WiGig. Wi-Fi Alliance đã mất nhiều năm để làm việc với các giao thức không dây khác nhau và đảm bảo WiGig sẵn sàng cho thế giới thực và cập nhật từ chuẩn 802.11ad (tốc độ truyền dữ liệu 4 GBps, vốn là tiền thân của WiGig). Nhưng nếu thành công, đây sẽ là chuẩn kết nối lý tưởng để các nhà sản xuất có thể hướng tới. Điều này dẫn tới nhiều cuộc tranh luận về nâng cấp chuẩn kết nối siêu tốc trên nhiều loại thiết bị, bao gồm router và smartphone.
Thứ hai, khi được giới thiệu lần đầu vào năm 2010, công nghệ chưa sẵn sàng cho WiGig. Mặc dù có thể thực hiện được nhưng thiết bị đi kèm quá cồng kềnh, làm tăng trọng lượng của sản phẩm (điều không nhà sản xuất nào muốn). Một vài nguyên mẫu sử dụng chuẩn WiGig đã được giới thiệu nhưng chẳng ai thực sự biết phải làm gì với chúng. Tua nhanh vài năm, công nghệ nay đã phát triển, các nhà sản xuất đã có nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế linh kiện cần thiết hỗ trợ kết nối WiGig để đưa vào sản xuất hàng loạt.
Liệu WiGig có thể thay thế chuẩn Wi-Fi hiện nay?
Như đã đề cập phía trên, khi tín hiệu không dây nhận được băng tần lên đến khoảng 60 GHz chúng sẽ hoạt động rất khác so với các tín hiệu không dây truyền thống trên router hiện nay. Nhưng tín hiệu 60 GHz có những điểm yếu cố hữu là không thể đi xuyên qua tường hay phủ sóng trong bán kính rộng, thay vào đó ăng-ten nhỏ gắn vào một thiết (bằng ngón tay) chỉ sử dụng để truyền tín hiệu cho 1 thiết bị khác tương ứng.
Điều này trực tiếp làm giới hạn khả năng của WiGig. Bạn có thể có kết nối không dây “nhanh đến chóng mặt” nhưng chỉ giới hạn trong một phòng, số lượng thiết bị có thể sử dụng cũng vô cùng hạn chế. Đó là chưa kể đến nếu giữa chúng có vật cản thì sẽ dễ dàng đứt kết nối.
Bạn thấy đấy, WiGig có tiềm năng lớn... trở thành chuẩn kết nối song hành cùng Wi-Fi để đem tới kết nối nhanh hơn cho thiết bị di động trong phòng máy chủ hay tạm thời chia sẻ nội dung giữa 2 thiết bị. WiGig thực sự có tiềm năng để thay thế Wi-Fi nhưng điều này phụ thuộc vào các nhà sản xuất. Một trong những phương pháp có thể đưa ra là phát triển mẫu router lắp bên ngoài trời với vùng phủ sóng tốt hơn.