Vào tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đề cập đến việc cấm TikTok khỏi quốc gia này. Đây là một ứng dụng video ngắn phổ biến nhất Hoa Kỳ và ngày càng trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, "cha đẻ" của TikTok là Byte Dance, một công ty của Trung Quốc. Đó cũng là lý do tại sao Washington lại quan tâm đến vấn đề bảo mật của người dùng TikTok như vậy.
Một sự kiện “không bình thường” khác cũng vừa diễn ra khi Amazon của Mỹ yêu cầu nhân viên của mình xóa TikTok. Tuy nhiên, ngay sau đó, lệnh cấm này đã được dỡ bỏ.
Như đã đề cập ở trên, TikTok thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc mặc dù nó không hoạt động ở quốc gia này và máy chủ của TikTok cũng được đặt ở Mỹ. Tuy nhiên, TikTok vẫn luôn bị nghi ngờ rằng hãng đã gửi dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Nền tảng video ngắn nổi tiếng thế giới vẫn đang cố gắng để thoát "mác" Trung Quốc và trở nên “Mỹ hóa” hơn.
TikTok đang trở thành một trào lưu của giới trẻ. Ảnh: Phone Arena
|
Ngày 1/6, cựu Giám đốc của dịch vụ phát trực tuyến Disney+, ông Kevin Mayer đã trở thành CEO của TikTok. Và theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, ByteDancer đang tìm cách thay đổi cấu trúc công ty của TikTok. Một nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng hãng đang cân nhắc về việc mở thêm một vài trụ sở tại các địa điểm hiện đang có văn phòng của công ty. Mục tiêu là khẳng định với thế giới rằng TikTok không phải là một công ty Trung Quốc.
Hiện tại, năm văn phòng lớn nhất của TikTok được đặt tại Los Angeles, New York, London, Dublin và Mumbai. Trụ sở mới có khả năng sẽ được mở tại một trong những địa điểm này. TikTok dường như đang muốn chứng minh cho thế giới thấy nền tảng này không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời không có kết nối với Trung Quốc.
Ngoài vấn đề với Mỹ, TikTok cũng mới bị chính phủ Ấn Độ “khai tử” do ảnh hưởng từ mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. TikTok cùng với 58 ứng dụng Trung Quốc khác đã không thể hoạt động ở Ấn Độ với lý do "an ninh quốc gia". TikTok hy vọng sẽ có thể đảo ngược lệnh cấm bằng cách cho thấy mình không phải là một công ty Trung Quốc.
Vào hôm 10/7, TikTok thông báo hãng đã xóa hơn 49 triệu video trong nửa cuối năm 2019 vì vi phạm các nguyên tắc trên nền tảng.
Theo Phone Arena
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu