Phi đội 4 chiếc J-20 thực hiện màn biểu diễn kết thúc Triển lãm Quốc tế Chu Hải. Các máy bay trình diễn kỹ năng siêu cơ động và bất ngờ đồng loạt mở khoang vũ khí khi bay qua khán đài, giới thiệu các tên lửa có trong trang bị.
Trong khoang vũ khí dễ dàng nhìn thấy 4 tên lửa không đối không tầm trung – xa PL-15. Đây là phiên bản tên lửa tương tự như tên lửa không đối không Mỹ AIM-120D AMRAAM, sử dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng và đầu tự dẫn radar mảng pha quét điện tử.
Bình luận viên quân sự của trang The Drive, Tyler Rogouya nhận xét, trên video không thể biết rõ, bộ khí tài cơ khí nào phóng tên lửa, khoang vũ khí của J-20, tương tự như máy bay Mỹ, trong F-22 sử dụng thiết bị thang gấp, nhờ đó các tên lửa được đẩy ra khỏi khoang vũ khí và phóng đi.
Trong các khoang bên sườn máy bay gần cửa hút không khí có bố trí các tên lửa tầm gần PL-10. Trước khi phóng tên lửa được đưa ra ngoài khoang bằng các thiết bị giữ khóa đặc biệt. F-22 Raptor, được cho là phiên bản nền tảng truyền tư duy thiết kế J-20, cũng sử dụng các khoang bên sườn để chứa các tên lửa tầm gần nhưng bộ phận phóng được kéo dài thời gian hơn, tên lửa được đưa ra ngoài máy bay, sau đó hệ thống kính ngắm điện tử khóa mục tiêu và chỉ khi đó tên lửa mới được phòng đi.
Đối với F-22 Raptor, tên lửa tầm gần AIM-9X làm giảm rất mạnh tính năng khí động học và tăng độ phản xạ hiệu dụng của radar, F-22 trong thời gian này không được tàng hình. Người Trung Quốc làm đơn giản hơn, trước hết khóa mục tiêu và nhấn nút phóng, sau đó bộ phận cơ khí phóng sẽ đẩy tên lửa ra bên ngoài và phóng đi. Tên lửa không đối không tầm gần PL-10 có đầu tự dẫn hồng ngoại, được phóng ngay khi ra khỏi khoang chứa.