Thanh toán không tiếp xúc đã trở thành trạng thái bình thường mới đối với ngành bán lẻ như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Thanh toán tiếp xúc được coi là "vị cứu tính" cho ngành bán lẻ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.
Do tính dễ sử dụng, thuận tiện và an toàn, các nhà bán lẻ và khách hàng đang có xu hướng ưu tiên phương thức thanh toán không tiếp xúc so với các phương thức thanh toán khác. Ảnh: Digi Pay
Do tính dễ sử dụng, thuận tiện và an toàn, các nhà bán lẻ và khách hàng đang có xu hướng ưu tiên phương thức thanh toán không tiếp xúc so với các phương thức thanh toán khác. Ảnh: Digi Pay

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của mọi người. Sử dụng khẩu trang, chất khử trùng và tuân theo các hình thức giãn khoảng cách xã hội đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngay cả các doanh nghiệp cũng đã áp dụng các tiêu chuẩn giãn cách xã hội để tồn tại trong thời điểm tồi tệ này.

Việc chuyển sang chế độ giãn cách xã hội khiến những doanh nghiệp vốn phụ thuộc vào các giao dịch tiền mặt và phương thức thanh toán có tiếp xúc khác gặp khó khăn. Ngành bán lẻ là một ví dụ tiêu biểu cho điều này. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã tìm thấy được “vị cứu tinh” của mình với hình thức thanh toán không tiếp xúc.

Có thể thấy rằng, thanh toán không tiếp xúc đang trở thành trạng thái “bình thường mới” đối với ngành bán lẻ.

1. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc áp dụng thanh toán không tiếp xúc

Để hiểu hơn về cách khách hàng và các nhà bán lẻ đang áp dụng nhiều hình thức thanh toán không tiếp xúc, chúng ta hãy xem xét một số số liệu thống kê dưới đây:

Một cuộc khảo sát mới do National Retail Federation và Forrester thực hiện đã cho kết quả như sau:

- 67% tổng số nhà bán lẻ được hỏi chấp nhận sử dụng một số hình thức thanh toán không chạm

- 58% người đang sử dụng thẻ không tiếp xúc, tăng 40% so với năm ngoái.

- Khoảng 94% nhà bán lẻ cho rằng sẽ có một sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không tiếp xúc trong 18 tháng tới.

- 19% các nhà bán lẻ nói rằng thanh toán không tiếp xúc chiếm hơn một nửa số giao dịch tại cửa hàng của họ.

Đây không phải là cuộc khảo sát duy nhất. Công ty dịch vụ tài chính PYMNTS cũng đã chia sẻ một nghiên cứu do Visa thực hiện. Báo cáo cho thấy việc sử dụng thanh toán không tiếp xúc như ví kỹ thuật số, thẻ tín dụng… đã tăng 150% kể từ tháng 3/2019 đến năm 2020.

Một nghiên cứu khác cho thấy khoảng 30% người tiêu dùng đã thử thanh toán không tiếp xúc lần đầu tiên trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát.

2. Thanh toán không tiếp xúc đã trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng như thế nào?

Rất nhiều khách hàng và nhà bán lẻ đã chấp nhận hình thức thanh toán không tiếp xúc. Nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 là động lực lớn nhất thúc đẩy sự thay đổi này. Mọi người lo sợ rằng họ sẽ bị nhiễm bệnh nếu họ sử dụng tiền mặt để thanh toán. Không chỉ vậy, đối với nhiều khách hàng, việc không có thanh toán không tiếp xúc đã khiến nhiều khách hàng ngừng mua sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ.

3. Các nhà bán lẻ đã phản ứng như thế nào?

Các nhà bán lẻ đã phản ứng tích cực với sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng bằng cách chấp nhận phương thức thanh toán không tiếp xúc. Người tiêu dùng cũng không phải là nhóm người duy nhất quan tâm đến sức khỏe của họ. Ngay cả các nhân viên làm việc trong cửa hàng bán lẻ cũng nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc xử lý tiền mặt và thẻ tín dụng.

Nhiều nhà bán lẻ đã quyết định từ chối toàn bộ các phương tiện thanh toán có tiếp xúc. Thay vào đó, họ bắt đầu cho phép khách hàng của mình thực hiện tùy chọn thanh toán duy nhất là thanh toán không tiếp xúc như thẻ NFC, các ứng dụng thanh toán P2P và nhiều hơn thế.

Thanh toán không tiếp xúc qua máy mPoS.

Thanh toán không tiếp xúc qua máy mPoS.

4. Công nghệ giúp hiện thực hóa thanh toán bằng cách chạm và di chuyển

Thanh toán không tiếp xúc còn được gọi là chạm và di chuyển hay chạm để thanh toán vì nó yêu cầu người dùng chạm thẻ thanh toán hoặc một thiết bị như đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh, thiết bị theo dõi sức khỏe vào đầu đọc được trang bị công nghệ thanh toán không tiếp xúc.

Thanh toán không tiếp xúc đang trở nên phổ biến đối với người dùng vì họ không cần phải vuốt, đăng nhập hoặc nhập mã PIN để thực hiện thanh toán.

Thanh toán không tiếp xúc được chia thành hai loại:

Loại thứ nhất liên quan đến các ví kỹ thuật số như Google Pay và Apple Pay nhằm bảo mật thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, đồng thời sử dụng công nghệ NFC (giao tiếp tầm gần) cho phép thiết bị của người dùng trao đổi dữ liệu với thiết bị đầu cuối thanh toán.

Loại thứ hai là khi công nghệ RFID (nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) được nhúng vào thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Các thẻ hỗ trợ RFID này có biểu tượng tương tự như biểu tượng WiFi. Cả hai công nghệ NFC và RFID đều cho phép các đầu đọc và thiết bị truyền hoạt động, đồng thời cung cấp các giao dịch thanh toán an toàn mà không cần tiếp xúc.

5. Thanh toán không tiếp xúc hoạt động như thế nào?

Bất kỳ lúc nào khi người bán yêu cầu người dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc thì người dùng sẽ mang theo điện thoại thông minh hoặc thẻ của họ đặt gần hoặc vẫy nhẹ trước đầu đọc của thiết bị thanh toán. Sau đó, thông tin từ ứng dụng trên smartphone hoặc chip của thẻ sẽ được truyền đến ngân hàng.

Khách hàng sẽ nhận được thông báo bằng đèn xanh, tiếng bip hoặc dấu tích khi hệ thống thanh toán chấp nhận. Giao dịch sẽ được đánh dấu là hoàn tất ngay sau khi nhận được phê duyệt.

Khách hàng sẽ được thông báo bằng đèn xanh, tiếng bíp hoặc dấu tích khi hệ thống chấp nhận nhấn. Giao dịch được đánh dấu là hoàn tất ngay sau khi nhận được phê duyệt.

Cần lưu ý rằng, để quá trình thanh toán không tiếp xúc diễn ra, người bán phải có thiết bị đầu cuối thanh toán được trang bị công nghệ NFC.

Tùy chọn thanh toán không tiếp xúc giúp các nhà bán lẻ mang đến trải nghiệm thanh toán nhanh hơn và thoải mái hơn.

Tùy chọn thanh toán không tiếp xúc giúp các nhà bán lẻ mang đến trải nghiệm thanh toán nhanh hơn và thoải mái hơn.

6. Lợi ích của thanh toán không tiếp xúc

Thanh toán không tiếp xúc không chỉ là một giải pháp thay thế tạm thời cho các tùy chọn thanh toán thông thường mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dùng và nhà bán lẻ.

Chính những lợi ích này đã khiến công nghệ không tiếp xúc trở thành tương lai của thanh toán. Chúng ta hãy xem xét từng lợi ích một.

6.1. Đối với nhà bán lẻ

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động

Thanh toán không tiếp xúc nhanh hơn và yêu cầu về lực lượng lao động ít hơn. Theo nghiên cứu, thời gian trung bình để một giao dịch thanh toán không tiếp xúc diễn ra là 12,5 giây so với 33,7 giây và 26,7 giây đối với lần lượt các giao dịch tiền mặt và thẻ.

Do đó, thời gian giao dịch nhanh giúp các nhà bán lẻ tăng doanh thu và tình trạng xếp hàng chờ đợi cũng giảm đi.

Thứ hai, cải thiện trải nghiệm khách hàng

Tùy chọn thanh toán không tiếp xúc giúp các nhà bán lẻ mang đến trải nghiệm thanh toán nhanh hơn và thoải mái hơn, do đó giữ được lòng trung thành của khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ cũng có thể cải thiện mối quan hệ với khách hàng của họ bằng cách tối ưu hóa các chương trình khách hàng thân thiết.

Thứ ba, không phát sinh thêm các khoản chi phí bổ sung

Các nhà bán lẻ sẽ không phải chịu bất kỳ khoản chi phí bổ sung hoặc phí xử lý nào khi thiết lập phương thức thanh toán không tiếp xúc. Các nhà bán lẻ chỉ cần trả cùng một khoản phí áp dụng cho các giao dịch thẻ tín dụng thông thường.

Thứ tư, tránh tình trạng gian lận

Thanh toán không tiếp xúc cùng với công nghệ mã hóa tiên tiến của nó đảm bảo sự an toàn cho mọi giao dịch trước tin tặc hoặc bất kỳ hành vi gian lận nào khác.

Thứ năm, cơ hội tiếp thị

Thanh toán không tiếp xúc cho phép các nhà bán lẻ khám phá một số cơ hội tiếp thị như tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết, tiếp thị dựa trên địa điểm và dùng các phiếu giảm giá di động được cá nhân hóa.

6.2. Đối với khách hàng

Thứ nhất, dễ sử dụng

Thanh toán không tiếp xúc đem lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng vì họ chỉ cần vẫy nhẹ thẻ hoặc thiết bị thông minh ở gần đầu đọc.

Không chỉ vậy, vì các giao dịch diễn ra nhanh hơn tại địa điểm thanh toán, khách hàng sẽ không mất thời gian phải xếp hàng chờ đợi, từ đó giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên phong phú hơn.

Đây là lý do tại sao 85% người dùng thanh toán không tiếp xúc nói rằng họ hài lòng và giới thiệu công nghệ này cho gia đình và bạn bè của họ.

Thứ hai, giao dịch an toàn

Công nghệ thanh toán không tiếp xúc an toàn hơn rất nhiều so với các phương thức thanh toán khác. Có điều này là bởi vì nó sử dụng công nghệ chip cung cấp sự bảo vệ thông qua các công nghệ dữ liệu động (dynamic data) và mã hóa.

Ngoài ra, trong thanh toán không tiếp xúc, khả năng người dùng bị mất thẻ sẽ ít hơn bởi thẻ không bao giờ rời khỏi tay khách hàng khi họ thực hiện thanh toán.

Thanh toàn không tiếp xúc cũng loại bỏ các hành vi gian lận như “nhìn trộm”, trong đó, nhân viên bán hàng đánh cắp dải băng từ (được gắn vào thẻ tín dụng ngân hàng và thẻ nợ, được mã hóa với thông tin nhận dạng chủ thẻ, như số tài khoản ban đầu và ngày thẻ hết hạn, cho phép xử lý tự động các giao dịch) để lấy dữ liệu trong thẻ.

Thứ ba, linh hoạt hơn

Thanh toán không tiếp xúc đem lại sự linh hoạt tối đa cho khách hàng vì nó có sẵn ở nhiều dạng khác nhau như thẻ đeo, thẻ nhãn dán, thẻ nhỏ, ví di động… Điều này có thể giúp giảm hoặc loại bỏ nhu cầu mang theo ví vật lý mọi lúc mọi nơi.

Có thể không sai khi nói rằng nỗi sợ bị nhiễm bệnh đã buộc khách hàng cũng như các nhà bán lẻ áp dụng thanh toán không tiếp xúc. Tuy nhiên, các hình thức thanh toán không tiếp xúc thực tế đã tồn tại lâu dài ngay cả khi nỗi lo về đại dịch Covid-19 qua đi.

Bởi tính dễ sử dụng, thuận tiện và an toàn, các nhà bán lẻ và khách hàng vẫn sẽ ưu tiên thanh toán không tiếp xúc so với các phương thức thanh toán khác.

Sẽ không quá ngạc nhiên nếu trong những năm tới thanh toán không tiếp xúc sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sự thay đổi này cũng có thể là tiền đề thúc đẩy nên văn minh nhân loại tiền tới một xã hội hoàn toàn không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, chỉ có thời gian mới có thể cho chúng ta biết được điều đó có thể xảy ra hay không.

Theo Digi Pay