Những hoạt động chuyển đổi số đã là xu hướng của nhiều doanh nghiệp nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn ra đã khiến xu hướng làm việc của nhân viên cũng như mua hàng của người dùng đã thay đổi buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi để có thể thích ứng với thị trường mới này.
Những tác động của đại dịch COVID-19 đến doanh nghiệp?
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến với 2.549 quản lý doanh nghiệp vào tháng 6 năm 2020 do Twillo1 thực hiện, 96% các nhà lãnh đạo tin rằng đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của họ nhanh hơn tới 5,3 năm.
77% số người được hỏi tại Vương quốc Anh trong cùng cuộc khảo sát nói rằng COVID-19 đã tăng đáng kể ngân sách của doanh nghiệp cho các hoạt động chuyển đổi số.
Những ngành nghề đang tăng tốc chuyển đổi số đáng kể nhất để thích ứng với đại dịch COVID-19 là các công ty công nghệ (78%), năng lượng (77%), chăm sóc sức khỏe (74%), xây dựng (71%) và bán lẻ (70%).
Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều đồng ý rằng công nghệ kỹ thuật số mở ra tương lai của việc tiếp tục làm việc từ xa và những cách thức mới để tương tác với khách hàng một cách liền mạch, hiệu quả hơn.
92% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng việc chuyển đổi số là đặc biệt quan trọng để giải quyết các thách thức kinh doanh ở thời điểm hiện tại.
Ở thời điểm hiện tại, các lãnh đạo doanh nghiệp phải nhanh chóng hành động để đưa ra quyết định, giải pháp đúng đắn trong việc duy trì các quy trình kinh doanh hoạt động tốt đồng thời bảo vệ sức khỏe của tất cả nhân viên. Các công doanh nghiệp trở nên nhanh nhẹn, liền mạch hơn để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tác động của đại dịch COVID-19 đang thay đổi mạnh mẽ thị trường kinh doanh toàn cầu. Trạng thái bình thường mới ở châu Âu và Hoa Kỳ mang đến những thách thức mới, các doanh nghiệp cần phản ứng ngay lập tức với những thách thức và mối đe dọa bằng cách đẩy mạnh chuyển đổi.
Công nghệ nào có thể hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong trại thái bình thường mới?
Việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số nhờ tính ưu việt của nó trong việc hỗ trợ tối ưu hóa chi phí, đồng nhất dữ liệu, tăng hiệu quả và tốc độ đổi mới cho các tổ chức.
Theo báo cáo của IDC cho thấy 37% trong số 382 chuyên gia CNTT đang ưu tiên các dự án điện toán đám mây để giúp tổ chức của họ giảm chi phí vận hành và phục hồi sau đại dịch.
Các công nghệ khác có thể được sử dụng để hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình hoạt động kinh doanh là trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Máy học (ML) và Internet of Things (IoT).
Doanh nghiệp cần phải thích ứng với những trạng thái bình thường mới và tạo điều kiện tiếp cận công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đồng thời tạo ra một môi trường và văn hóa làm việc hỗ trợ cho sự đổi mới không ngừng của công nghệ.
Doanh nghiệp nên làm những gì trong trạng thái bình thường mời?
Trong bối cảnh hậu đại dịch, chuyển đổi số vẫn là xu hướng của các doanh nghiệp bởi nó cho phép họ đáp ứng các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như tăng trưởng, nhanh nhẹn, đổi mới, thu nhận các kỹ năng, năng lực mới, các mô hình kinh doanh và nguồn doanh thu mới cũng như trải nghiệm khách hàng liền mạch.
Tác động của chuyển đổi số có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của tổ chức (mọi nhiệm vụ, hoạt động, quy trình) và thậm chí cả việc phát triển, mở rộng chuỗi cung ứng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải liên tục rà soát, kiểm tra tổ chức để đảm bảo việc đổi mới về công nghệ có thể mở ra lợi thế năng suất ,lợi thế cạnh tranh đáng kể, đồng thời đem lại những tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.
Thông qua việc xây dựng quy trình kỹ thuật số hiệu quả, được áp dụng trên toàn doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức tạo ra lợi thế kinh doanh khổng lồ và đi tới những chiến lượng phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.
Theo TRG International