Ngày 16.10.2017, tướng Shoigu có chuyến viếng thăm chính thức Israel, thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Các bên có kế hoạch thảo luận về tình hình khu vực Trung Đông, bao gồm cả tình hình chiến sự Syria, cuộc chiến chống khủng bố cũng như mối quan hệ hợp tác quân sự và kỹ thuật.
Cùng ngày, Lực lượng Quốc phòng Israeli (IDF) tuyên bố, lực lượng không quân quốc gia này đã tấn công vào một khẩu đội tên lửa của Lực lượng phòng không Syria. Israel cáo buộc rằng khẩu đội phòng không này phóng một tên lửa vào các máy bay chiến đấu của Israel, đang hoạt động trên không phận Lebanon.
Tuyên bố của IDF trên trang mạng xã hội Twitter cho biết: "Không quân Israel đã tấn công khẩu đội tên lửa này bằng 4 quả bom, các trang thiết bị của khẩu đội này bị hư hỏng đến mức không thể phục hồi khả năng chiến đấu.
Trang Haaretz của Israel, dẫn nguồn từ IDF cũng cho biết, khẩu đội này cũng đã từng tấn công vào các máy bay chiến đấu của Israel vào tháng 03.2016, buộc quân đội Israel phải sử dụng hệ thống chống tên lửa Arrow, sản xuất của Israel lần đầu tiên".
Trang Al-Masdarn News, dẫn nguồn tin Bộ quốc phòng Syria cho biết, các máy bay chiến đấu của Israel đã xâm phạm không phận Syria trên khu vực Baalbek thuộc vùng biên giới với Lebanon, tình huống diễn ra ngày 16.10.2017 vào hồi 8:51 sáng (giờ địa phương). Quân đội Syria xác nhận cuộc tấn công của Israel vào một khẩu đội tên lửa phòng không S-200 và gây ra "thiệt hại vật chất" cho đơn vị tên lửa này.
Các máy bay chiến đấu của Israel xâm phạm không phận Lebanon hàng ngày và thường xuyên tiến hành các chuyến bay thám sát gần biên giới Syria. Trong điều kiện hiện nay, khả năng lực lượng phòng không Syria tấn công vào máy bay chiến đấu Israel trong không phận Lebanon hầu như chưa được xác nhận.
Liệu lực lượng Không quân Israel có thể cố ý kích động buộc phòng không Syria phản ứng để biện minh cho cuộc tấn công vào quân đội Syria?
Một số chuyên gia ủng hộ Israel, các nhà hoạt động truyền thông mạng xã hội kết nối sự cố với chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga tới Tel Aviv để tuyên bố rằng, Israel tiến hành ‘động thái này” nhằm biểu dương sức mạnh đối với liên minh chống khủng bố Nga-Iran-Syria.
Nhưng trong vấn đề này có điều gì không đúng, Israel đã nhiều lần không kích Syria và hành động này không chứng tỏ điều gì trước điện Kremlin.
Theo những thông tin trên mạng truyền thông đại chúng, Lực lượng phòng không Syria sử dụng một tên lửa S-200 tấn công máy bay chiến đấu Israel. Tổ hợp tên lửa này do Liên Xô chế tạo, hiện đang là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của quân đội Syria. Nhưng so với thực tế chiến trường hiện đại, tổ hợp tên lửa này đã lão hóa và lỗi thời.
Trong tuyên bố của mình, phát ngôn viên bộ quốc phòng Syria cho biết, các máy bay chiến đấu Israel xâm phạm không phận Syria, tình huống này buộc lực lượng phòng không Syria phải đáp trả, phóng tên lửa đánh vào một máy bay chiến đấu của Israel. Sau khi bị tên lửa tấn công, các máy bay chiến đấu Israel thoát ly không phận Syria. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố của IDF về việc máy bay của Israel đã đáp trả sau khi bị tấn công – nhưng không bị đánh trúng trên bầu trời Lebanon".
Câu chuyện có thể kết thúc với lợi thế truyền thông nghiêng về phía Israel nếu như vài giờ sau vụ phóng tên lửa của Syria, các phương tiện truyền thông Israel, cụ thể là trang http://www.kan.org.il thông báo rằng, một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 Adir của Israel mấ khả năng chiến đấu do va chạm với bầy chim trong một chuyến bay huấn luyện.
Sự cố được cho là xảy ra cách đây hai tuần nhưng được phép công khai vào ngày 16.10.2017. Một điều thú vị là, trên các phương tiện truyền thông của Israel không cho thấy bất cứ một bức ảnh hoặc video nào của máy bay chiến đấu F-35 sau vụ va chạm với chim. Cũng theo tin từ truyền thông Israel, chiến đấu cơ siêu hiện đại F-35 đã bị hỏng lớp sơn phủ tàng hình trên thân máy bay, khiến chiếc chiến đấu cơ này mất hoàn toàn lợi thế chiến trường.
Cái gì thực sự đã tấn công F-35?
Vẫn chưa rõ ràng vấn đề chiếc F-35 có thể phục hồi được năng lực tác chiến tàng hình hay không do lớp vỏ tàng hình bị hư hỏng. Theo tuyên bố của truyền thông Israel, chiếc máy bay đã không thể tham gia các hoạt động tác chiến sau vụ va chạm với bầy chim. Mặc dù chương trình F-35 từ lâu đã có bản báo cáo, xác nhận khả năng chịu đựng được một cuộc tấn công của bầy chim với kết quả tuyệt vời.
Cho đến thời điểm này, chiếc F-35 là máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới. Giá phát triển F-35 đến nay khoảng 406,5 tỷ USD.
Israel hiện đang thực hiện hợp đồng mua chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới với giá thành khoảng hơn 100 triệu USD/chiếc.
Hiện nay, không quân Israel có 7 chiếc F-35, mỗi chiếc có giá 110 triệu USD. Tháng 08.2017, Israel đã ký kết một hợp đồng mua thêm 17 máy bay khác cho không quân. Trong tương lai, khoảng 50 chiếc F-35 siêu tiêm kích này sẽ phục vụ trong không quân Tel Aviv. Tổng số tiền trong hợp đồng mua sắm 50 siêu tiêm kích này ước tính khoảng 7 tỷ USD.
Phát ngôn viên Lực lượng Quốc phòng Israeli (IDF) tuyên bố: "Những cáo buộc này (bị tên lửa phòng không Syria tấn công) là không chính xác. Chiếc F-35 sau khi gặp sự cố vẫn hạ cánh bình thường, kỹ thuật viên phát hiện 2 xác chim trong thân máy bay. Phi công không gặp nguy hiểm, các kỹ thuật viên đang nghiên cứu tổn thất trên thân máy bay và đang chờ ý kiến của nhà sản xuất máy bay, công ty "Lockheed Martin" về sự cố xảy ra.
Lực lượng không quân Israel lo ngại rằng, mặc dù vẫn có kế hoạch tái sử dụng phương tiện chiến đấu, nhưng hoàn toàn không rõ ràng, liệu chiếc F-35 còn giữ được khả năng tàng hình của máy bay? Phải chăng chiếc F-35 không chịu được một cú va chạm với chim hay chiếc siêu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đã bị radar của hệ thống tên lửa S-200 cổ lỗ từ thời Xô viết phát hiện. Trong cả 2 trường hợp, đây là một thảm họa thực sự cho không quân Tel Aviv.