Số hóa thần tốc và thách thức phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt

Thế giới đang ở một giai đoạn thú vị với sự chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng trong số hóa, đô thị hóa và công nghiệp hóa thần tốc.

"Đây sẽ là cơ hội để chúng ta cùng khám phá, trao đổi và tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế kỹ thuật số" - ông Tommy Leong, Tổng giám đốc Schneider Electric Đông Á và Nhật Bản nhận định trong dịp công ty kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam.

Thế giới đang chuyển mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ

Thế giới đang có sự chuyển mình nhanh chóng, dòng chảy số hóa thể hiện rõ rệt ở các quốc gia Châu Á, nơi chiếm hơn 50% dân số, với những phát minh và sáng tạo vượt bậc. Châu Á nhanh chóng trở thành trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi liên tục xây dựng những thành phố hiện đại với cơ sở hạ tầng cao cấp, sử dụng công nghệ kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm và chất thải.

Không nằm ngoài guồng phát triển đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao, đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa mạnh mẽ. Đồng thời, đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0, chính phủ và các doanh nghiệp Việt quan tâm nhiều đến số hóa trong đời sống và sản xuất kinh doanh.

Báo cáo của e-Conomy SEA 2018 do Google và Temasek thực hiện cho thấy, nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức 9 tỷ USD trong năm 2018. Xét về quy mô, Việt Nam đang xếp thứ ba trong khu vực ASEAN, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.

Việt Nam và dự đoán tích cực về quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế số (nguồn: internet)
Việt Nam và dự đoán tích cực về quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế số (nguồn: internet)

Theo ông Tommy Leong, những công trình hiện đại và công nghệ tương lai giúp cuộc sống trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Đồng thời, điều đó cũng mang đến lo ngại về sự phát triển bền vững, nhất là về năng lượng. Việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý và thống nhất chặt chẽ. Hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Song, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng thì quá trình phát triển cũng đòi hỏi tính cân đối, thống nhất, hiện đại hóa, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Thách thức phát triển bền vững của thị trường năng lượng Việt Nam

Đến năm 2035, tỷ lệ sử dụng điện của thị trường năng lượng Việt Nam dự đoán sẽ tăng khoảng 60% và 60% nguồn tiêu thụ đó đến từ các tòa nhà. Mặc dù các chỉ số phát triển đang tăng thần tốc nhưng theo số liệu thống kê, hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ở mặt tích cực, theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam có thể lên đến 40%. Bên cạnh sử dụng năng lượng tái tạo, việc vận hành và quản lý năng lượng tối ưu là chìa khóa cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Tommy Leong nhận định, các sản phẩm và giải pháp của Schneider Electric chính là những nỗ lực mang đến tương lai năng lượng bền vững theo sứ mệnh Life is ON (Cho cuộc sống thăng hoa).

Ông Tommy Leong - Tổng giám đốc Schneider Electric Đông Á và Nhật Bản tại sự kiện kỷ niệm 25 năm của Schneider Electric Việt Nam
Ông Tommy Leong - Tổng giám đốc Schneider Electric Đông Á và Nhật Bản tại sự kiện kỷ niệm 25 năm của Schneider Electric Việt Nam

"Chúng tôi không ngừng sáng tạo trong mọi cấp độ để phát triển các công nghệ và giải pháp kỹ thuật số, hướng đến sự an toàn, tin cậy, hiệu quả, kết nối và phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chúng tôi gọi đó là EcoStruxure - nền tảng công nghệ IoT mở giúp thúc đẩy chuyển đổi số của các tổ chức, cá nhân trong cách mạng công nghiệp 4.0." - Tommy Leong chia sẻ.

Giải pháp quản lý năng lượng và tự động hóa công nghiệp EcoStruxure của Schneider Electric dành cho doanh nghiệp còn được thiết kế đặc biệt để cải thiện năng suất, hiệu quả, thúc đẩy quá trình tăng trưởng mà không mất đi tính bền vững. Những cải tiến của EcoStruxure ngày càng thân thiện với môi trường thông qua việc giảm lượng khí thải carbon. Tự động hóa công nghiệp sẽ là trọng tâm tiếp theo của Schneider Electric trong hành trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt chuyển đổi số.

Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, Schneider Electric mang đến giải pháp về cơ sở hạ tầng trên nền tảng điện toán đám mây nhằm hỗ trợ các chuyên gia trong việc dự đoán các vấn đề tiềm ẩn, xác định hệ sinh thái của các đối tác và từ đó cung cấp tất cả các thành phần thiết yếu.

Những giải pháp mà Tommy Leong đề cập đã được giới thiệu tại Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo của Schneider Electric dịp kỷ niệm 25 năm chính thức hoạt động tại Việt Nam. Tại sự kiện, khách mời còn tham quan và trải nghiệm các đổi mới sáng tạo như EcoStruxure For Building, Power Tag, EcoStruxure Machine & Plant, EcoStrucxure Grid, EcoStruxure for Data Centers, Connected Living... Đây là những giải pháp góp phần quản lý năng lượng hiệu quả, giúp các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng số hóa.

Đồng thời, bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0, điện toán đám mây, phân tích Big Data và xử lý thông tin, Schneider Electric cam kết lan tỏa và xây dựng các giá trị cộng đồng để phục vụ đời sống, nâng cao năng lực cạnh tranh và giải quyết được vấn đề về phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt trong thời đại số hóa.

Theo Trí thức trẻ

http://ttvn.vn/cong-nghe/so-hoa-than-toc-va-thach-thuc-phat-trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep-viet-72019297201448831.htm