SmartPay được vinh danh tại Giải thưởng chuyển đổi số 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 09/10 vừa qua, SmartPay được xướng tên tại Lễ trao giải thưởng chuyển đổi số 2022 cho hạng mục “Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu”.
SmartPay nhận Giải thưởng Chuyển đổi số 2022 - Giải thưởng tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
SmartPay nhận Giải thưởng Chuyển đổi số 2022 - Giải thưởng tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

SmartPay đem đến giải pháp chuyển đổi số thiết thực cho tiểu thương Việt

“Nhà bán hàng nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm 50% doanh thu bán lẻ vào năm 2021, khoảng 210 tỷ USD. Trong 7 năm tới, con số đó sẽ tăng từ 100 đến 200 tỷ USD”, ông Marek Forysiak, Chủ tịch SmartPay cho biết về đóng góp của tiểu thương trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia.

Tuy tiểu thương chiếm tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực từ các tổ chức tài chính, họ dần bị bỏ lại phía sau khi xã hội đang phát triển và công nghệ hóa từng ngày.

“Nhà bán hàng nhỏ lẻ từng bị phớt lờ vì họ gặp nhiều hạn chế về công nghệ và kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt. Chúng tôi muốn giúp họ chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, từ đó, họ sẽ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính tiên tiến. Khi SmartPay bắt đầu tập trung vào các tiểu thương, nhiều tổ chức tài chính khác cũng đang dần nhận thấy tiềm năng của phân khúc này”, bà Nguyễn Thị Trọng Phú, CEO của SmartPay chia sẻ về những tín hiệu tích cực khi thực hiện sứ mệnh nâng tầm cuộc sống của tiểu thương.

Một cửa hàng tham gia chương trình Mua trước trả sau của SmartPay nhằm đa dạng hóa phương thức thanh toán và tăng cơ hội “chốt” khách

Một cửa hàng tham gia chương trình Mua trước trả sau của SmartPay nhằm đa dạng hóa phương thức thanh toán và tăng cơ hội “chốt” khách

Những giải pháp tiêu biểu mà SmartPay đem đến cho tiểu thương:

· Giải pháp thanh toán: giúp tiểu thương chấp nhận mọi hình thức thanh toán hiện đại như thẻ ngân hàng, thanh toán chạm, quét mã QR, ví điện tử,…

· Giải pháp tài chính: Mua trước trả sau, Ví trả sau, Trả góp 0% lãi suất,…

· Gần đây nhất là SmartPOS – thiết bị chấp nhận thanh toán đa chức năng, nhỏ gọn, chi phí vận hành thấp, tích hợp nhiều tiện ích giúp nhà bán hàng tăng thu nhập dễ dàng.

Hướng đến nền kinh tế không tiền mặt theo chủ trương của chính phủ

Năm 2021, Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025”, theo đó, chính phủ đặt mục tiêu tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP.

Chủ trương của chính phủ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của ngân hàng và các tổ chức tài chính, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, giao dịch qua Internet cũng tăng 48,39%, qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiểu thương gặp nhiều khó khăn để chuyển đổi số do hạn chế về việc tiếp cận công nghệ

Tiểu thương gặp nhiều khó khăn để chuyển đổi số do hạn chế về việc tiếp cận công nghệ

Nhằm thực hiện sứ mệnh nâng tầm cuộc sống của tiểu thương, SmartPay giúp họ “bắt nhịp” với làn sóng chuyển đổi số “vũ bão” này. Chỉ sau 3 năm hoạt động, SmartPay đã mở rộng mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán đến hơn 690,000 (trong đó hơn 570,000 là những doanh nghiệp nhỏ lẻ) và kết nối họ với mạng lưới 40 triệu người dùng.

Nhờ những thành tựu ấn tượng trong việc khắc phục hạn chế về công nghệ của tiểu thương, SmartPay đã vượt qua những tiêu chuẩn thẩm định của Hội Truyền thông số Việt Nam và xuất sắc được trao tặng giải thưởng chuyển đổi số 2022. Sự ghi nhận này sẽ càng thúc đẩy SmartPay nỗ lực hơn nữa cùng cả nước hướng đến xã hội không tiền mặt theo đúng chủ trương của chính phủ.