Theo Uber, trong những thông tin được thu thập trái phép có tên, địa chỉ email, số điện thoại của 50 triệu hành khách toàn cầu cùng thông tin cá nhân của 7 triệu lái xe. Nó bao gồm cả số bằng lái xe nhưng không có số an sinh xã hội. Hai người có trách nhiệm trong vụ việc đã không còn làm việc tại Uber, Khosrowshahi cho biết. Một trong số họ là trưởng bộ phận an ninh của Uber, Joe Sullivan người đã bị Khosrowshahi yêu cầu từ chức. Trước đây, Sullivan làm việc tại Facebook. Người còn lại là luật sư Craig Clark, hiện tại đã bị đuổi việc.
Vụ thu thập dữ liệu trái phép xảy ra vào tháng 10/2016, vừa được đưa ra công chúng vào thứ Ba vừa rồi khi Uber âm thầm xuất bản một bài viết trên blog của họ về sự việc trên. Cựu CEO của Uber, ông Travis Kalanick cũng chỉ biết đến vụ thu thập dữ liệu trái phép này một tháng sau khi nó xảy ra.
"Những chuyện thế này không nên xảy ra và tôi sẽ không xin lỗi vì việc đó", Dara Khosrowshahi - CEO mới của Uber viết. "Chúng tôi đang thay đổi cách chúng tôi thực hiện việc kinh doanh, đưa sự chính trực vào làm tâm điểm cho mọi quyết định và chăm chỉ để nhận được sự tín nhiệm của khách hàng".
Đồng sáng lập Uber, cựu CEO Travis Kalanick
Thông tin tới vào cuối năm của Uber đi kèm với việc một loạt những nhân viên cấp cao của công ty sẽ ra đi mà theo báo cáo là vì văn hóa công ty đã bị đầu độc, cùng với sự phân biệt đối xử với các nhân viên... Dù Kalanick đồng sáng lập Uber năm 2009 đã từ chức CEO vào tháng 6 nhưng xung đột vẫn xảy ra trong ban giám đốc của Uber về việc ai sẽ thay thế ông.
Sau khi, Bloomberg đưa ra báo cáo về vụ "hack" dữ liệu của Uber, Trưởng công tố New York, ông Eric Schneiderman đã mở cuộc điều tra xem Uber đã thực hiện vụ thu thập dữ liệu trái phép này như thế nào.