Sáng chế của NCS Việt ở Tomsk được ứng dụng tại quê nhà

Nghiên cứu sinh người Việt tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU), anh Bùi Văn Đồng đã sáng chế thiết bị hiệu suất cao để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu composite phức hợp, - theo thông cáo từ bộ phận báo chí của trường đại học Nga.
Sáng chế của NCS Việt ở Tomsk được ứng dụng tại quê nhà

Theo truyền thống vật liệu composite được kiểm tra bằng phương pháp  siêu âm dò khiếm khuyết chỉ có cả thảy 2 cảm biến, nhưng nghiên cứu sinh tài năng đến từ đất Việt đã nêu phương án đề xuất sử dụng 32 cảm biến. Thiết bị phát triển gồm hai mảng lưới anten, mỗi lưới có 16 cảm biến. Như vậy cho phép nhận được 256 thông báo cấu hình thay vì chỉ có 1 như trước. Tức là vật liệu composite  được kiểm tra  một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn.

"Đúng là thiết bị mới sẽ có giá thành đắt hơn một chút so với lối cũ, nhưng nó mang lại nhiều thông tin hơn, là yêu cầu rất đáng kể  khi nói đến những vật liệu quan trọng", thông báo dẫn lời nhận xét của Giáo sư Alexei Soldatov  từ  Bộ môn Điện tử công nghiệp, là người hướng dẫn khoa học của nghiên cứu sinh Việt Nam Bùi Văn Đồng.

Nguyên  mẫu thiết bị mới đây đã được ứng dụng tại doanh nghiệp Việt Nam "Công ty HSTM tư vấn xây dựng Việt Nam" ("HSTM Vietnam construction consulting company"), cơ sở tham gia chu trình sản xuất các vật liệu composite từ các loại polyme.

Nếu hình dung một cách đơn giản thì vật liệu composite  giống như  "bánh nhiều lớp" từ những thành phần khác nhau. Cấu trúc đặc biệt làm cho vật liệu composite trở nên gọn nhẹ hơn, nhưng vững chắc và bền hơn so với vật liệu thông thường. Hiện nay, composite được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy bay, ô tô, tàu biển.

Theo Sputnik