Samsung nhận bằng sáng chế kính sát tròng tăng cường thực tế ảo, điều khiển bằng nháy mắt

Samsung vừa nhận được bằng sáng chế kính sát tròng tích hợp màn hình trình chiếu hình ảnh trực tiếp vào mắt người đeo. Trong đó sẽ được tích hợp camera và cảm biến hoạt động dựa vào động tác nháy mắt của người dùng.
Samsung nhận bằng sáng chế kính sát tròng tăng cường thực tế ảo, điều khiển bằng nháy mắt
Samsung nhận bằng sáng chế kính sát tròng tăng cường thực tế ảo, điều khiển bằng nháy mắt

Các thông tin thu được từ chiếc kính sát tròng đặc biệt này sẽ được gởi về một thiết bị bên ngoài, có thể là smartphone để xử lý và cung cấp cho người dùng. 

Được biết Samsung đã bắt đầu phát triển kính sát tròng thông minh để sử dụng như một thiết bị tăng cường thực tế ảo cho người dùng với hiệu quả cao hơn so với các thiết bị trước đây như Google Glass hoặc kính thông minh của Epson. Theo đó, chiếc kính sát tròng này sẽ cho phép hình ảnh AR được chiếu trực tiếp vào mắt người dùng để họ nhìn được đồng thời cả hình ảnh thật ngoài đời với hình ảnh ảo. 

Trước đây Google Glass cũng từng được trang bị tính năng nháy mắt để chụp ảnh, tuy nhiên do nhiều nhược điểm nên thiết bị này không được người dùng chấp nhận như mong đợi của hãng. Lần này Samsung cho biết là chiếc kính sát tròng của họ sẽ có thể dùng cử chỉ nháy mắt để điều khiển không chỉ chụp ảnh mà còn nhiều chức năng khác với độ nhạy cao hơn, đồng thời dễ chịu hơn so với các thiết bị khác. 

Google hiện đã nhận được các bằng sáng chế có liên quan tới chiếc kính sát tròng tích hợp các thiết bị điện tử dẻo và cảm biến với khả năng xác định đường huyết của người đeo dựa vào các hóa chất trong nước mắt. Do đó, câu hỏi đặt ra là nếu như được phát triển thành sản phẩm thật thì chiếc kính của Samsung có được trang bị các tính năng này hay không.

Thú vị hơn, người ta nhận thấy rằng bằng sáng chế lần này được Samsung nộp cho cơ quan bản quyền Hàn Quốc vào năm 2014, cùng năm khi Google được cơ quan bản quyền Mỹ trao bằng sáng chế kính sát tròng. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về việc Samsung sẽ đầu tư phát triển thiết bị dựa trên bằng sáng chế này. Do đó, tất cả chỉ là sự đợi chờ các động thái trong tương lai của hãng.