Giữa 2 lựa chọn trở thành người có thể can thiệp và trở thành người bị can thiệp, sẽ nhiều người muốn có được lựa chọn thứ nhất. Nhưng việc tung ra thay đổi và sau đó gặt hái được những lợi ích từ tầm nhìn tương lai, từ các loại sản phẩm mới và các bằng sáng chế sắp có không phải là điều dễ dàng. Thay vào đó, một tổ chức phải chủ động tạo ra những đổi mới và những tri thức mới từ đâu đó.
Với nhiều công ty đã có vị thế, không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua các công ty khởi nghiệp có những sáng kiến mới mẻ thương qua các thương vụ mua bán và sát nhập để có được những sáng kiến mới mẻ này, dù điều này thường đi liền với một mức giá nhất định.
Trên thực tế với nhiều công ty, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực công nghệ, ô tô và dược phẩm, sự đổi mới gần như trở thành ADN của văn hóa doanh nghiệp, của các quyết định quản lý và điều hành cũng như với với việc thuê những tài năng mới.
Đối với những công ty nhắm đến mục đích đổi mới trong nội bộ, dòng tiền cần được chuyển vào mục chi cho công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) trong báo cáo thu nhập của họ. Biểu đổ này thống kê các quốc gia đầu tư nhiều nhất cho R&D, tính theo phần trăm GDP và số tiền được làm tròn tính theo USD, cũng như các công ty dành nhiều tiền nhất cho R&D trong vòng 12 tháng vừa qua.
Cần lưu ý rằng khoản tiền dành cho R&D được coi như 1 khoản đầu tư bình thường – khoản tiền này có thể được sử dụng một cách hiệu quả hoặc đơn giản là lãng phí với các sáng kiến không xứng đáng. Mặc dù vậy, khoản chi cho R&D vẫn là có tính chất mơ hồ trong việc đổi mới toàn cầu.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển tập trung chủ yếu ở các quốc gia G20, các quốc gia này chiếm đến 92% tổng số tiền dành cho hoạt động R&D, và có tới 94% bằng sáng chế được đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.
Dưới đây là tỉ lệ GDP được đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại một số quốc gia G20:
Quốc gia |
Khoản chi cho R&D (% GDP) |
Hàn Quốc |
4.23% |
Nhật Bản |
3.29% |
Đức |
2.93% |
Mỹ | 2.79% |
Pháp |
2.22% |
Australia |
2.11% |
Trung Quốc |
2.07% |
Canada |
1.71% |
Anh |
1.70% |
Italia |
1.33% |
Nga |
1.10% |
Thổ Nhĩ Kỳ |
0.88% |
Nam Phi |
0.73% |
Argentina |
0.63% |
Mexico |
0.53% |
Xét trên đơn vị USD, các quốc gia và khu vực có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu EU ở đúng vị trí của mình hơn.
Xếp thứ |
Nền kinh tế |
Khoản chi cho R&D năm 2015 |
#1 |
Mỹ |
463 tỷ USD |
#2 |
Trung Quốc |
377 tỷ USD |
#3 |
Liên minh châu Âu |
346 tỷ USD |
#4 |
Nhật Bản |
155 tỷ USD |
#5 |
Hàn Quốc |
74 tỷ USD |
Xét trên phương diện công ty, dưới đây là danh sách 5 công ty dành nhiều tiền nhất cho lĩnh vực R&D, chủ yếu là các công ty công nghệ.
Xếp thứ |
Công ty |
Khoản chi cho R&D (12 tháng trờ lại đây) |
#1 |
Amazon |
17.4 tỷ USD |
#2 |
Volkswagen |
15.1 tỷ USD |
#3 |
Alphabet |
14.5 tỷ USD |
#4 |
Intel |
12.8 tỷ USD |
#5 |
Samsung |
12.8 tỷ USD |
Điều thú vị là ở chỗ trong các thời kỳ khác nhau, không phải lúc nào các công ty công nghệ là các công ty dành nhiều tiền nhất cho hoạt động R&D. 10 năm trước, các công ty dành nhiều tiền nhất cho R&D thường là các hãng dược phẩm như Pfizer, hoặc các hãng chế tạo ô tô như GM hay Volkswagen.
Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng Amazon không liệt kê R&D trực tiếp vào báo cáo kinh doanh, thay vào đó công ty này xếp hoạt động R&D ở mục “Công nghệ và Nội dung”. Do đó, dù Amazon dường như đang là công ty dẫn đầu trong hoạt động R&D, nhưng hiện nay người ta chưa có con số chính xác về khoản tiền mà hãng này dành cho hoạt động R&D.