Các vi phạm còn lại phải kể đến là là không có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng, vi phạm về thiết lập trang tin điện tử; có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài chính; đăng tải nội dung vi phạm, tổng hợp tin bài không đúng với quy định của Luật Báo chí; giả mạo thông tin, sao chép thông tin bất hợp pháp, vi phạm về bản quyền,...
Đó là một trong những nội dung trao đổi tại chương trình tọa đàm công tác quản lý tên miền Internet để trao đổi những vướng mắc, chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong công tác thanh kiểm tra việc đăng ký sử dụng tên miền do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Sở TT&TT TP HCM đã phối hợp tổ chức hôm nay (16/8).
Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Internet, vấn đề nổi bật khó xử lý là vi phạm trong cung cấp thông tin trên mạng liên quan tới sử dụng TMQT. Theo số liệu thống kê của VNNIC, tính đến hết ngày 12/8/2018, tổng số Nhà đăng ký (NĐK) TMQT được công bố trên trang thongbaotenmien.vn: 50 nhà đăng kí (NĐK), tổng số TMQT được chủ thể thông báo: 171,945 tên miền. Tổng số TMQT được báo cáo bởi NĐK : 203,172 tên miền.
Thực tiễn phối hợp với Thanh tra Thông tin và Truyền thông cho thấy phần lớn vi phạm trong cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng là xuất phát từ sử dụng TMQT. Tính từ tháng 1/2017 tới hết ngày 12/8/2018, đã có 200 TMQT vi phạm quy định đăng ký sử dụng. Trong đó, 39 tên miền đã bị yêu cầu tạm ngừng cung cấp dịch vụ. Các vi phạm chủ yếu là không có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng vi phạm về thiết lập trang tin điện tử; có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài chính; đăng tải nội dung vi phạm, tổng hợp tin bài không đúng với quy định của Luật Báo chí; giả mạo thông tin, sao chép thông tin bất hợp pháp, vi phạm về bản quyền hoặc đăng tải thông tin có nội dung không đúng sự thật, gây mất an toàn, an ninh thông tin, đăng tải link phim đồi trụy …
Một trong những biện pháp để chấn chỉnh những hành vi vi phạm trên được các sở TTTT và Trung tâm Internet thảo luận và thống nhất tại buổi tọa đàm là thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý sử dụng tài nguyên Internet, cung cấp thông tin trên mạng tới các tổ chức cá nhân, đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc cung cấp thông tin trên mạng, các trang thông tin điện tử tổng hợp.
Trong đó, vai trò của các Sở TT&TTT các địa phương trên cả nước là rất quan trọng. Chính sự phối hợp hiệu quả giữa VNNIC và các Sở TT&TT trong thời gian qua, đã đem lại kết quả tích cực cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên Internet. Chương trình tọa đàm chính là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về tên miền Internet (VNNIC) với các Sở TT&TT hai miền Nam, Bắc, qua đó các bên có thể trao đổi những vướng mắc, chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong công tác thanh kiểm tra tên miền.
Ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm
|
Cũng tại tọa đàm, đại diện các Sở TT&TT Ninh Bình, Sở TT&TT Bình Dương, Sở TT&TT Long An, Sở TTTT Đồng Nai đã chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh, kiểm tra TMQT, qua đó, cùng đưa ra một số giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý về tên miền quốc tế trong thời gian tới cũng như tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa VNNIC và các Sở.
Đại diện của Sở TT&TT TP HCM - Bà Phạm Đắc Mỵ Trân, Phó Chánh Thanh tra Sở đưa đề xuất cần chú trọng công tác quản lý đối với NĐK tên miền quốc tế tại Việt Nam đã ký hợp đồng trực tiếp, bởi vì đây chính là những đơn vị phát triển các đại lý cấp dưới để phát triển về TMQT tại VN. Nếu chỉ tập trung vào quy định việc báo cáo danh sách TMQT của các NĐK TMQT thì sẽ có thể bỏ sót danh sách TMQT của các đại lý. Việc quản lý TMQT từ NĐK TMQT đến các đại lý sẽ quản lý đến các chủ thể đăng ký nhiều TMQT. Thực tế là rất nhiều đại lý TMQT đứng tên đăng ký nhiều TMQT cho khách hàng) nhằm hướng đến bình đẳng trong quản lý nhà nước giữa trên miền quốc tế với tên miền . VN.
Ông Lê Văn Phong, Phó Chánh Thanh tra Sở TT&TT TP Hà Nội |
Trong khi đó, đại diện của Sở TT&TT TP. Hà Nội, ông Lê Văn Phong, Phó Chánh Thanh tra Sở lại đưa ra giải pháp: cần quy định cụ thể hóa nội dung quy định về “Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền quốc tế thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế", vì khi kiểm tra các đại lý, NĐK TMQT cho rằng đã hướng dẫn các chủ thể; tuy nhiên trong quá trình xử phạt các chủ thể TMQT thì lại cho rằng họ không biết quy định về việc thông báo sử dụng TMQT nên việc xử phạt gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định danh tính, thông tin thực của chủ thể đăng ký tên miền cũng gặp rất nhiều trở ngại. Do đó, cần bổ sung các cơ chế, biện pháp xử lý TMQT trong các VB QPPL trong thời gian tới.
Một số vấn đề khác được nêu ra tại buổi Tọa đàm như vấn đề xử lý liên quan đến việc cung cấp thông tin xuyên biên giới, hoặc vi phạm trong việc cung cấp thông tin trên mạng chủ thể ở đại phương này nhưng thiết lập trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh khác… Vấn đề cần đưa ra được cơ chế tăng cường phối hợp giữa các Sở TTTT. Đây là vấn để cũng được các Sở quan tâm, qua đó, đưa ra các phương hướng để từng bước hoàn thiện quy định quản lý TMQT trong các VB QPPL trong thời gian tới.