Cho dù là Samsung hay Xiaomi , hầu hết các thương hiệu hàng đầu hiện nay không cần nhiều cải tiến mới. Galaxy S9 của Samsung gần giống như S8 và S7. Trong khi đó, Xiaomi đang chung thiết kế với Mi Mix phiên bản gốc và nhiều hãng điện thoại giá rẻ khác.
Huawei là hãng đầu tiên đưa ra thiết kế cụm ba camera. Thiết kế này có thể sẽ xuất hiện trên các thiết bị Samsung và Apple trong tương lai. Tuy nhiên, sự đổi mới một mình này cũng không thực sự mĩ mãn. Rất nhiều chiếc điện thoại này đều có các tính năng độc đáo, nhưng chưa đủ để xáo động thị trường.
1. Palm
Có lẽ là nhà sáng tạo lớn nhất trong danh sách này không ai khác ngoài các thiết bị của Palm Pre và Pixi với rất nhiều tính năng phổ biến hiện nay.
Công ty đã phổ biến hệ thống điều hướng dựa trên cử chỉ (vuốt bên để chuyển đổi tác vụ, vuốt lên trên để về Home). Tính năng này đã truyền cảm hứng cho Apple, Xiaomi và một số nhà sản xuất khác.
Sau đó, Palm giới thiệu menu đa nhiệm và menu mở các ứng dụng gần đây, hiển thị từng ứng dụng đang hoạt động dưới dạng một thẻ riêng lẻ. Sau này, Android, iOS và Windows Phone đều đã sử dụng tính năng này.
Hơn nữa, công ty được cho là hãng đầu tiên ra mắt điện thoại thông minh với khả năng sạc không dây. Trước khi Nokia, Samsung, Apple và các thương hiệu khác “lên ngôi”, chính các thiết bị WebOS dẫn đầu thị trường.
Bây giờ Palm thuộc sở hữu của LG, sau khi được HP mua lại và bán tiếp cho gã khổng lồ Hàn Quốc. Palm được cho là sẽ quay trở lại trong năm nay thông qua TCL của Blackberry , nhưng người dùng cũng không mong đợi bất cứ điều gì quá sáng tạo để đến từ Palm nữa.
2. HTC
Một trong những ví dụ nổi bật hơn về sự đổi mới không mang lại thành công là HTC.
HTC là một trong những hãng công nghệ đầu tiên cung cấp một thiết lập camera kép cho HTC Evo 3D năm 2011. Lúc đầu nó chỉ dành cho ảnh 3D, nhưng HTC One M8 năm 2014 đã mở rộng thêm chế độ lấy nét. Giải pháp đã trở thành tính năng điển hình cho camera kép. Tuy là người đổi mới, nhưng HTC cũng không đạt được thành công như mong đợi.
Công ty Đài Loan cũng dẫn đường cho các thiết bị khác khi tung ra HTC Advantage X7500 kích thước 4:3 và chạy Windows Mobile. Thử hỏi thời điểm đó có bao nhiêu thiết bị di động sở hữu hình thức kiểu máy tính xách tay và mang lại trải nghiệm PC như HTC?
Công ty đã giới thiệu cảm biến bóp cạnh, ghi âm chất lượng Hi-Res trong âm thanh stereo và hơn thế nữa. Tuy nhiên, đối với tất cả các cải tiến của HTC, nó đã dẫn đến đâu? Ngay cả BoomSound, một khi tiêu chuẩn vàng của ngành công nghiệp điện thoại thông minh, chỉ là mang tính tạm thời và không được quan tâm.
3. Sony
Hãng công nghệ khổng lồ Nhật Bản này đã có phần đổi mới công bằng. Sony giới thiệu chuyển động video siêu chậm 960fps, tính năng được Samsung và Huawei áp dụng theo và cả hai đều thu về lợi nhuận đáng kể.
Sony cũng là người đầu tiên mang màn hình 4K đến điện thoại, nhưng đây không phải là cách tốt nhất để tiêu thụ nội dung 4K ngay từ đầu. Hiện giờ xu hướng 1080p được ưa chuộng hơn cả.
Sony cũng đã thúc đẩy AR mạnh hơn trước cả Apple và Samsung. Ứng dụng 3D Creator là một ví dụ khác về một sự đổi mới nhưng không được yêu thích. Tin đồn về bộ điều khiển Playstation cho việc chơi game trên điện thoại thông minh nghe có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nó vẫn chưa sẵn sàng để khởi động.
Thật không may, công ty Nhật Bản hiện đang mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Châu Phi, do doanh số bán hàng chậm và hiệu suất tài chính kém. Sony cũng một trường hợp đổi mới khác không dẫn đến thành công.
4. LG
Điện thoại Prada của thương hiệu Hàn Quốc có thể là thiết bị có ảnh hưởng nhất từ trước tới nay, với màn hình cảm ứng điện dung vào năm 2006 và giao diện người dùng cảm ứng. Đáng tiếc là LG chỉ có thể ngậm ngùi nhìn thiết bị iPhone và Android nhờ đổi mới của mình mà “phất lên như diều gặp gió”.
Năm ngoái, công ty cũng tiết lộ G6 và màn hình 18: 9 một tháng trước Samsung và các thương hiệu lớn khác. Camera góc siêu rộng của LG G5 có cách tiếp cận hoàn toàn khác với thiết lập máy ảnh kép. Nó thậm chí còn sở hữu một khe cắm mô-đun cho phần bổ trợ phần cứng.
Thế nhưng, danh tiếng của LG đã bị đánh gục sau khi phát hành G5 - nhiều người nghĩ rằng nó giống như một phiên bản beta. Vấn đề khởi động thậm chí làm cho một số người đam mê mất niềm tin vào thương hiệu, mặc dù sau đó LG phát hành các thiết bị hấp dẫn như V30 và G7 ThinQ.
Một loạt các tính năng sáng tạo bị “đạo trích” bởi các thương hiệu lớn
Rất nhiều thương hiệu đổi mới nhưng lại ngậm ngùi nhìn các đối thủ cạnh tranh thành công khi sao chép các tính năng của họ. Motorola Atrix giới thiệu ý tưởng về một chiếc điện thoại Android như một máy tính thông qua vỏ máy tính xách tay hoạt động như điện thoại. Kể từ đó, Samsung và Huawei đã trở thành hai thương hiệu hàng đầu với ý tưởng này.
Ngay cả Meizu của Trung Quốc cũng là hãng đầu tiên đưa ra tính năng điều hướng dựa trên cử chỉ mà sau đó bị Huawei P10 và nhiều hãng khác sao chép hàng loạt.
Lumia 920 của Nokia cung cấp một chế độ găng tay Glove Mode cho màn hình cảm ứng và ổn định hình ảnh quang học mà rất nhiều đối thủ cạnh tranh đều “ăn theo”. Thêm vào đó, Nokia cũng mang đến chức năng nhấn đúp để bật màn hình trên Symbian trước khi các thương hiệu Android copy các tính năng này.
Vậy điều gì thực sự quan trọng?
Tất nhiên đổi mới vẫn quan trọng tiêu biểu là Huawei P20 Pro, Vivo Nex, Oppo Find X. Nó vẫn đóng vai trò như ưu thế công nghệ chỉ hướng của và tiềm năng thị trường. Và chắc chắn những đổi mới sẽ thu hút sự quan tâm của dư luận và báo chí và quảng cáo theo kiểu này dường như ngày càng quan trọng đối với các nhà sản xuất, ngay cả khi doanh số bán hàng không thực sự như mong đợi.
Hiện nay, tiếp thị được đánh giá quan trọng như đổi mới. Xét cho cùng, đổi mới có ý nghĩa gì nếu bạn không nói với mọi người về nó? HTC và LG là bằng chứng về các sản phẩm tuyệt vời nhưng tương đối ít người mua. Tuy nhiên, ngay cả với ngân sách tiếp thị khổng lồ như của Samsung và Apple, doanh số của Galaxy S9 và iPhone X cũng bị ảnh hưởng do thiếu đổi mới. Do đó, muốn thành công, thiết bị phải đạt được sự cân bằng của đổi mới và tiếp thị.
Theo Android Authority