Ông Qureshi nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia PTV của nước này: Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã phê chuẩn việc từ chối cho chuyên cơ của Tổng thống Ấn Độ Kovind sử dụng không phận do “hành vi dã man của Ấn Độ tiếp tục đàn áp người dân ở khu vực Kashmir bị họ chiếm đóng”.
Truyền thông Pakistan còn đưa tin, phi đội chiến đấu cơ JF-17 của Không quân Pakistan triển khai trên tuyến đầu biên giới Ấn Độ - Pakistan đã thực thi nghiêm ngặt các mệnh lệnh mới nhất và cảnh báo tất cả các máy bay Ấn Độ không có giấy phép quá cảnh, kể cả máy bay của Tổng thống Ấn Độ. Nếu bên kia phớt lờ cảnh cáo và bay qua biên giới, máy bay chiến đấu Pakistan sẽ khai hỏa và bắn hạ.
Báo chí Pakistan đưa tin Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi tuyên bố không cung cấp không phận cho chuyên cơ của Tổng thống Ấn Độ
|
Ông Qureshi nói, Pakistan đã thể hiện sự “kiềm chế” trước các hành động của Ấn Độ ở Kashmir, nhưng New Delhi đã “từ chối thay đổi thái độ ngoan cố và từ chối cung cấp các nhu cầu cơ bản cho cư dân ở khu vực Kashmir”.
Vào tháng 2 năm nay, Pakistan đã đóng cửa không phận quốc gia cho các máy bay Ấn Độ do căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan sau khi hai bên đã có một trận chiến trên không kịch liệt liệt. Sau đó, lệnh cấm bay đã được gia hạn nhiều lần cho đến ngày 16 tháng 7, Pakistan tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bay và mở lại không phận cho tất cả các chuyến bay thương mại.
Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng 8, Ấn Độ bất ngờ tuyên bố bãi bỏ Điều 370 của Hiến pháp hiện hành và hủy bỏ địa vị đặc biệt của khu vực Kashmir mà Ấn Độ kiểm soát được Hiến pháp của Ấn Độ dành cho, dẫn đến căng thẳng đột ngột trong quan hệ giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Pakistan lập tức lên án mạnh mẽ và cho biết sẽ sử dụng tất cả các lựa chọn có thể để chống lại điều mà họ coi là “biện pháp bất hợp pháp của Ấn Độ”.
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và chuyên cơ của ông
|
Ngày 28/8. Bộ trưởng Công nghệ Pakistan, ông Fawad Chaudhry nói, Thủ tướng Imran Khan đang xem xét việc đóng cửa trở lại không phận đối với các máy bay Ấn Độ.
Theo South China Morning Post, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind theo kế hoạch ban đầu dự định đến thăm Iceland bằng máy bay và Pakistan đã mở cửa không phận cho ông. Tuy nhiên, do mối quan hệ ngoại giao gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan đã trở nên căng thẳng bởi vấn đề Kashmir, nên Pakistan đã thay đổi thái độ, không cho ông bay qua vùng trời đất nước họ nữa.
Đáng chú ý, 6/9 là ngày “quốc phòng” của Pakistan, được lấy để kỉ niệm cuộc chiến tranh kéo dài 5 tháng giữa Ấn Độ và Pakistan hồi năm 1965. Ngày hôm đó, Thủ tướng Imran Khan khi đi thị sát vùng biên giới đã tuyên bố, Pakistan kiên quyết ủng hộ quyền tự quyết (Right to self-determination) của người Kashmir, để đáp trả việc chính phủ Ấn Độ hồi tháng 8 vừa qua sửa đổi hiến pháp để hủy bỏ địa vị tự trị của khu vực Kashmir. Ông Imran Khan nói, Pakistan không muốn chiến đấu, nhưng đã chuẩn bị giáng trả trả đầy đủ nhất đối với kẻ thù. Ông cũng đến thăm tuyến kiểm soát thực tế Kashmir, giao lưu với các sĩ quan binh sĩ, và thăm gia đình của những người lính đã tử trận.
Ấn Độ triển khai thêm 40 ngàn quân đến Kashmir khiến Pakistan rất tức giận
|
Hiện nay, Pakistan đã kêu gọi quốc tế can thiệp vào vấn đề Kashmir và cho biết sắp tới sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; còn Ấn Độ thì kiên trì cho rằng sử dụng phương thức đối thoại để giải quyết tranh chấp lãnh thổ là vấn đề nội bộ và chỉ có thể giải quyết giữa hai bên Ấn Độ và Pakistan.
Được biết, kể từ khi Ấn Độ và Pakistan lần lượt tuyên bố độc lập vào năm 1947, cả hai quốc gia đều tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Kashmir, nhưng hiện tại cả hai nước chỉ kiểm soát thực sự một phần của Kashmir và có tin Trung Quốc cũng đang kiểm soát gần 20% lãnh thổ khu vực Kashimir.
Vào ngày 5 tháng 8 vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ Điều 370 của Hiến pháp và tái tổ chức lại bang Jammu và Kashmir. Điều này có nghĩa là Ấn Độ đồng thời với việc bãi bỏ quyền tự trị của Kashmir, cũng đưa phần lãnh thổ mà Pakistan đang kiểm soát vào quyền quản hạt của Ấn Độ. Sau đó, Ấn Độ đã gửi một số lượng lớn binh sĩ tới để phong tỏa khu vực do Pakistan kiểm soát thực tế, tình hình căng thẳng trong khu vực đột ngột leo thang.
(Theo Đa Chiều, Người quan sát)