Những món nợ của Liên Xô mà nước Nga phải gánh chịu lớn cỡ nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ít người biết rằng nước Nga, khi gánh vác những cam kết nợ của Liên Xô, đã trở thành con nợ của phần lớn các nước phe xã hội chủ nghĩa trước đây.

Chủ đề khó xử

Các chuyên gia nói rằng nghiên cứu chủ đề nợ của Liên Xô phần nào phức tạp hơn, so với nghiên cứu vấn đề nợ nần của đế quốc Nga. Điều này liên quan đến việc tiếp cận vấn đề không có sổ thống kê và không đăng ký vào sổ các món nợ bên ngoài của Liên Xô, các bảng cân đối thanh toán không được công bố và các nguyên nhân khác đang tồn tại. Song, cũng được biết đến một số yếu tố nào đó.

Phần nợ lớn nhất của Liên Xô – đó là khoản nợ trước các câu lạc bộ tín dụng Paris và London. Ngoài ra, còn những khoản nợ do chưa thanh toán tiền cung cấp và dịch vụ theo hợp đồng của các tổ chức kinh tế đối ngoại Liên Xô với bên cung cấp nước ngoài, và tất nhiên, cả các khoản nợ các quốc gia thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế - những nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

Ngày 4/12/1991 giữa các nước cộng hoà Liên Xô đã ký thoả thuận về quyền thừa kế các khoản nợ kinh tế nước ngoài của Liên Xô, theo đó họ phải gánh 61,34% tổng số nợ - khoảng 57 tỉ USD. Tuy nhiên, ngày 2/4/1993 chính phủ Nga tuyên bố sẽ chịu mọi trách nhiệm của các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ về khoản nợ nước ngoài của Liên Xô gồm 96,6 tỉ USD (đổi lại các nước này từ bỏ phần của mình trong các tài sản của Liên Xô ở nước ngoài).

Nhiều công dân Pháp còn giữ trái phiếu cũ của Nga (Ảnh: 20 Minutes)
Nhiều công dân Pháp còn giữ trái phiếu cũ của Nga (Ảnh: 20 Minutes)

Nước Đức

Vào thời kỳ hình thành của mình, nhà nước Xô Viết cần được bơm một khoản tiền lớn. Nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho đất nước này chính là từ Đức. Trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến 1931, tổng số tiền mà Đức chi dưới dạng cung cấp hàng hoá công nghiệp cho Liên Xô là 700 triệu mac.

Còn một khoản tín dụng với điều kiện tương tự đã nhận năm 1939. Tín dụng đầu tiên mới chỉ thanh toán được 25%, còn việc hoàn trả khoản tín dụng thứ hai là không thể vì các nguyên nhân đã rõ. Dễ hiểu rằng, vấn đề nợ trước chiến tranh của Liên Xô với Đức không bao giờ quay trở lại.

Mỹ

Vào những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, khối lượng nhập khẩu của Liên Xô tăng đột biến. Họ phải nhập vào nguyên liệu, thực phẩm, thuốc men, kỹ thuật quân sự và dân sự. Phần nhập khẩu đến từ Vương quốc Anh và Mỹ dưới dạng nguồn cung cấp cho thuê. Tiếc rằng, do những tranh cãi phát sinh và không có thông tin công khai nên không thể tính chính xác khoản nợ của Liên Xô khi kết thúc chiến tranh.

Được biết rằng, năm 1972, Liên Xô và Mỹ đã xác định được khoản nợ 722 triệu USD và vào thời điểm sụp đổ Liên Xô khoản nợ này đã không được huỷ bỏ. Nước Nga đã thanh toán hết nợ hoàn toàn vào năm 2006.

Các khoản nợ tăng lên

Vào những năm sau chiến tranh việc khôi phục đất nước chủ yếu dựa vào những nguồn dự trữ trong nước. Từ đầu những năm 1960, việc hoàn trả tín dụng trên thị trường vay mượn nước ngoài đã bắt đầu. Như nguyên tắc, đó là các khoản tín dụng của các ngân hàng tư nhân phương Tây ở dạng hiện thực hoá các dự án liên doanh. Những khoản nợ của Liên Xô tăng lên nhanh chóng vào giữa những năm 1970 và kéo dài đến khi tan rã Liên Xô: năm 1975 – 15,4 tỉ USD; 1980 – 25,2 tỉ USD; 1985 – 38,3 tỉ USD; 1990 – 62,5 tỉ USD; 1991 – 67,9 tỉ USD.

Từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1980 đối tác ngoại thương chủ yếu của Liên Xô là các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Liên Xô đã mua từ các nước láng giềng tàu điện, đầu máy xe lửa, quần áo giày dép, thực phẩm và thuốc men.

Cần nhớ rằng mọi thanh toán giữa các nước được thực hiện bằng “đồng rúp tương trợ kinh tế” có thể chuyển nhượng, được sử dụng làm đơn vị thanh toán những trao đổi hiện vật theo giá không phụ thuộc thị trường thế giới. Từ đây là các món nợ nhiều tỉ USD mà Liên Xô nợ các đối tác Đông Âu. Dĩ nhiên, chẳng ai có ý định chia tay món nợ như vậy của người thừa kế của Liên Xô.

Nga từng tuyên bố trả hết nợ nước ngoài của Liên Xô.
Nga từng tuyên bố trả hết nợ nước ngoài của Liên Xô.

Nam Tư

Món nợ của Cộng hoà Liên bang Nam Tư trước đây là rắc rối nhất. Trước kia các nước cộng hoà thuộc Liên bang Nam Tư không thoả thuận về quyền thừa kế. Tổng nợ của Liên Xô theo các đánh giá khác nhau dao động từ 500 triệu đến 1,3 tỉ USD. Nó phát sinh vì sự khác nhau trong khối lượng cung cấp qua lại: Liên Xô cung cấp cho Nam Tư sản phẩm công nghiệp quốc phòng là một khoản tiền, còn nhận lại hàng hoá thiết yếu - là khoản tiền khác

Nga đã phân chia phần của Slovenia - 206 triệu USD; Croatia – 187 triệu USD; Serbia – 288,8 triệu USD; Montenegro – 18 triệu USD và đã trả chúng thông qua việc cung cấp những sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước và bằng tiền mặt. Nợ của Macedonia được đánh giá khoảng 60 triệu USD; Bosnia – 125 triệu USD.

Romania

Liên Xô nợ Romania hơn 200 triệu USD, đây là món nợ phát sinh do sự tham gia của các chuyên gia Romania trong việc xây dựng nhà máy liên hợp tuyển khoáng ở Krivgi Rog. Hiện nay đó là lãnh thổ của Ukraine. Và khoản nợ thì Nga phải trả.

Bungaria

Món nợ của Liên Xô với Bungaria là một trong những câu chuyện lạ lùng nhất. Bungaria là đồng minh gần gũi của Liên Xô. Gần như tất cả các xí nghiệp công nghiệp của Bungaria, cũng như những công trình hạ tầng cơ sở lớn của nước này, đều được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, họ vẫn tính số nợ là khoảng 100 triệu USD.

Ba Lan

Liên Xô giúp đỡ Ba Lan ít hơn giúp Bungaria. Từ năm 1980 đến 1986 vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Liên Xô đã giúp cho người Ba Lan khoảng 8 tỉ đô la vốn không hoàn lại. Hơn nữa, chính phủ Liên Xô quyết định mua than cho họ, trong khi than của mình vẫn dư thừa.

Món nợ của mình với Liên Xô người Ba lan không có ý định trả, nhưng Liên Xô nợ họ khoảng 500 triệu USD thì họ đòi bằng được.

Hungaria

Liên Xô nợ Hungaria 1,8 tỉ USD. Các chuyên gia cho rằng món nợ này có thể tích dồn lại của những lần cung cấp hàng hoá công nghiệp nặng. Liên Xô nhập của Hungaria máy móc, máy gặt đập liên hợp và ô tô “Icarus”. Mặt khác, trước khi Hungaria gia nhập phe xã hội chủ nghĩa, nó là một nước nông nghiệp lạc hậu.

Các nhà máy sản xuất ô tô, luyện kim, hoá chất và chế biến dầu mỏ đều được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô. Nhờ những nỗ lực của các chuyên gia Liên Xô, nhà máy điện nguyên tử ở thành phố Paksh đã được đưa vào hoạt động. Tất cả đều có giá trị nhiều tỉ USD. Ở phương diện này điều tò mò không phải là Liên Xô nợ Hungaria bao nhiêu, mà là ai nợ ai.

Tiệp Khắc

Các mối quan hệ tài chính giữa Tiệp Khắc và Liên Xô bắt đầu từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong năm 1935, ban lãnh đạo Liên Xô dã vay tín dụng của người Séc tổng số 250 triệu cron. Năm 1938 đã trả được một phần. Số nợ của Liên Xô sau chiến tranh là 5,4 tỉ USD. Có lẽ đây là một trong số không nhiều trường hợp nợ thực sự.

Đầu tư của Liên Xô vào Tiệp là ít nhất. Liên Xô chủ yếu mua của Tiệp Khắc các sản phẩm công nghiệp: máy móc, tàu điện, xe buýt điện và đầu máy xe hoả. Sau khi Liên Xô và Tiệp bị xoá bỏ, Nga đã trả cho Cộng hoà Séc gần 3,6 tỉ USD, và Slovakia 1,8 tỉ USD.

Cộng hoà dân chủ Đức

Món nợ của Liên Xô được hình thành trong quá trình cung cấp hàng hoá qua lại giữa hai nước. Xuất sang GDR chủ yếu nguyên liệu thô, và nhận sản phẩm cuối cùng. Vào đầu những năm 2000 chính phủ nước Đức thống nhất tuyên bố Nga nợ tổng số 6,4 tỉ USD.

Chính phủ Nga khẳng định rằng tỷ giá quy đổi đồng rúp đối với thị trường tiền tệ thế giới chưa được rõ ràng, nhưng nếu tính theo những lần cung cấp nguyên liệu theo giá thế giới thì món nợ của Đức thậm chí còn vượt quá số nợ được đưa ra đối với Liên Xô là 4,2 tỉ USD. Cuộc khẩu chiến kết thúc như thế nào, không ai rõ. Chỉ biết rằng đến thời điểm này, các món nợ của Liên Xô đối với Đức đã được trả hết.

Phần Lan

Đến thời điểm tan rã Liên Xô còn nợ Phần Lan 600 triệu USD. Trong năm 2006, Nga đã trả một phần bằng tiền mặt, một phần bằng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho đến khi hết nợ. Mùa thu năm 2013, Nga đã chuyển lần cuối cùng khoảng 5,7 triệu USD.