Taliban - "quái vật" phản chủ mà người Mỹ tạo ra

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Washington đã kéo Liên Xô vào cuộc chiến tranh Afghanistan và tạo ra con quái vật có khả năng phá huỷ toàn bộ hoà bình trong khu vực.
Các tay súng Taliban có mặt bên trong dinh tổng thống sau khi đánh chiếm Kabul ngày 15/8. (Ảnh: Reuters)
Các tay súng Taliban có mặt bên trong dinh tổng thống sau khi đánh chiếm Kabul ngày 15/8. (Ảnh: Reuters)

Trong báo cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày 18/8/2021, sau khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul, Tổng chỉ huy chiến dịch “Người bảo vệ tự do” - sứ mệnh của Mỹ ở Afghanistan - có nói rằng, mạng lưới khủng bố, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda, đã trỗi dậy từ đống tro tàn tựa như một con phượng hoàng, lợi dụng tối đa “việc cắt giảm lực lượng quân sự Mỹ”.

Báo cáo sử dụng cụm từ “cắt giảm”, chứ không phải “bỏ chạy”. Điều gì sẽ xảy ra trong khu vực sau việc thay đổi chính quyền ở Afghanistan và sự ra đi của quân đội Mỹ?

Trong báo cáo của Lầu Năm Góc có nói như sau: “Khi bộ quốc phòng cơ cấu lại sứ mệnh chống khủng bố của mình bên ngoài biên giới Afghanistan, tổ chức Nhà nước Hồi giáo lợi dụng sự bất ổn chính trị và gia tăng bạo lực, đã đánh vào các mục tiêu và hạ tầng cơ sở của người thiểu số trong khu vực, để gieo rắc nỗi sợ hãi và nhấn mạnh việc chính phủ Afghanistan không có khả năng đảm bảo an ninh cần thiết”.

Tiếp theo, nói về việc Taliban vi phạm thoả thuận tháng 2/2020, trong đó họ hứa cắt đứt liên lạc với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có cả al-Qaeda, từng được phong trào Taliban cung cấp nơi ẩn náu ở Afghanixtan.

Các thành viên Taliban canh gác tại sân bay ở thủ đô Kabul ngày 14/9 (Ảnh: AFP)
Các thành viên Taliban canh gác tại sân bay ở thủ đô Kabul ngày 14/9 (Ảnh: AFP)

Từ tài liệu được công bố cho thấy rằng chỉ một tuyên bố của đại diện Taliban, Sukheil Shakhin, về việc tổ chức này không cho phép al-Qaeda và các nhóm khác tiến hành hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan mà cũng đủ cho Lầu Năm Góc tin tưởng.

Thêm nữa, chính CIA trong thời gian cuộc chiến Afghanistan những năm 1978- 1989 đã tiến hành chiến dịch dưới mật danh “Bão táp”. Mục đích của nó là vũ trang cho Afghanistan. Mỹ đã tài trợ cho chương trình này 630 triệu USD mỗi năm.

“Bão táp” để tạo ra cuồng phong

Chương trình của CIA được tiến hành hợp tác với tình báo Pakistan. Pakistan khi đó là trung gian để phân chia tài chính, cung cấp vũ khí và huấn luyện các chiến binh Afghanistan. Islamabad phân chia lại dòng tài chính và cung cấp vũ khí giết người, trang bị vũ khí và huấn luyện cho không dưới 100 nghìn chiến binh của các tổ chức vũ trang bất hợp pháp. Thực sự, Bão táp được thành lập từ các nhóm tản mát nhỏ, những kẻ luôn coi Liên Xô là kẻ thù.

Việc tuyển mộ tình nguyện viên từ các quốc gia Arab vào hàng ngũ các băng đảng ở Afghanistan được al-Qaeda, tổ chức có các mối quan hệ đặc biệt với phong trào Taliban, tiến hành để chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô.

Các mối quan hệ này được hình thành sau vụ al-Qaeda mưu sát thành công Thủ lĩnh liên minh phương Bắc Akhmad Shakh Masoud người Tajik, lãnh tụ của phe đối lập.

Taliban sẽ cai trị đất nước với một chế độ hết sức hà khắc.

Taliban sẽ cai trị đất nước với một chế độ hết sức hà khắc.

Bọn khủng bố đánh bom liều chết đã cải trang thành nhà báo và cho nổ quả bom được lắp trong camera. Al-Qaeda đã chuẩn bị cho hai người Maroc mang hộ chiếu Bỉ và thẻ nhà báo qua chặng đường từ Brussels đến Kabul qua London và Islamabad.

Sự cải trang hoàn hảo của những kẻ tới thăm đã không làm đội bảo vệ của Masoud nghi ngờ. Bị nhiều mảnh bom găm vào đầu và khắp người, Akhmad Shakh Masoud chỉ sống thêm được vài giờ sau khi bị mưu sát.

Nếu như không có căn cứ vững chắc để chuẩn bị ở Afghanistan, al-Qaeda đã không đủ sức để lên kế hoạch và tổ chức vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Nơi ẩn náu cho bọn khủng bố

Sau khi giành được chính quyền trong nước, Taliban đã biến Afghanistan thành nơi ẩn náu cho các nhóm cực đoan đến từ nhiều quốc gia, tạo chốn nương thân cho các nhóm vũ trang Hồi giáo từ Nga, Pakistan, Trung Quốc, Myanmar, Iran, Trung Á và thậm chí các nước Viễn Đông.

Afghanistan, sau khi trở thành hạt nhân của mạng lưới khủng bố quốc tế dưới thời Taliban, ngày nay đang trải qua lại thời kỳ mà Taliban cho nổ tung các di sản thế giới và cấm trẻ em thả diều. Liên quan đến al-Qaeda, Taliban có thể sử dụng nó như con "ngáo ộp" để hù doạ Washington.

Trước kia tổ chức này duy trì ở Afghanistan từ 2.500 - 3.000 chiến binh, tập hợp ở 13 nước trên thế giới và có mạng lưới ở 34 quốc gia. Khi thấy đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, Taliban chắc gì sẽ chiến đấu nghiêm túc cùng với cơ cấu khủng bố, mà nó có thể thực hiện những vụ khủng bố bất kỳ ngay trong các căn cứ của mình ở Afghanistan, trong đó có thể đối với chính các thủ lĩnh của Taliban.

Washington, khi rút quân đội của mình khỏi Afghanistan, đã hiểu rõ điều đó. Chính vì thế vũ khí bị vứt bỏ, chính vì thế quân đội, được các huấn luyện viên quân sự Mỹ đào tạo, đã không chống đỡ nổi cuộc tấn công chỉ trong một tuần.

Thậm chí Tổng thống Mohammad Najibulla, sau khi quân đội Liên Xô rút đi, cũng chống chọi lại được Taliban gần 2 năm. Bốn năm cuối của cuộc đời mình ông không đi đâu một bước, chỉ ở trong phái bộ của Liên hợp quốc ở Kabul. Cả Akhmad Shakh Masoud, cả tướng Dustum người Uzbek cũng không động đến ông.

Chỉ đến khi, ngày 27/9/1996, sau khi chiếm được Kabul, Taliban đã lọt vào tòa nhà phái bộ Liên hợp quốc. Chúng tra tấn Najibulla rất tàn bạo và buộc thi thể đã chết của ông lên xe, kéo trên đường phố đến dinh tổng thống.

Liệu phong trào cực đoan như Taliban, có trong tay của mình những tên thánh chiến không khoan nhượng, có khả năng hạn chế tham vọng của mình chỉ bằng lãnh thổ Afghanistan đã bị chiếm hay không? Rất có thể là không.

Moscow và Bắc kinh hành xử thế nào

Những đấu thủ chủ chốt ở khu vực – Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc - xử tình hình hiện nay ra sao?

Iran, vào những năm nội chiến của Liên minh phương Bắc với Taliban, đã hoàn toàn đứng về phe Akhmad Shakh Masoud. Bức ảnh chụp chung nổi tiếng rộng khắp của Akhmad Shakh với viên tướng không kém phần nổi tiếng của Quân đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo Qassem Soleimani đã nói lên mối quan hệ này.

Khăn Burqa vốn là vật dụng không thể thiếu với mọi phụ nữ Afghanistan khi lực lượng Taliban kiểm soát đất nước
Khăn Burqa vốn là vật dụng không thể thiếu với mọi phụ nữ Afghanistan khi lực lượng Taliban kiểm soát đất nước

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thúc đẩy khái niệm “hành lang Luzurit” do cộng đồng miền bắc Afghanistan nói tiếng Thổ, chẳng hạn người Uzbek, để làm cân bằng ảnh hưởng của Tehran và tổ chức dự án riêng, trong đó Afghanistan sẽ bị chia nhỏ theo dấu hiệu sắc tộc.

Có nghĩa là nội chiến sẽ chưa qua và Taliban dự định sẽ lôi kéo người Thổ bằng ý tưởng thánh chiến chung, để chiến tranh không mang màu sắc tộc và không đe doạ Afghanistan bằng việc chia nhỏ đất nước.

Đối với Trung Quốc, nguy hiểm nằm ở việc ảnh hưởng của đạo Hồi lan rộng đến vùng tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nhưng trong những công việc ở Afghanistan người Trung Quốc có đồng minh chiến thuật hùng mạnh, đáng tin cậy là Islamabad – kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ và là khách mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc.

Theo đề nghị của Trung Quốc, Pakistan sẽ bằng mọi cách kìm hãm Taliban và hướng việc bành trướng của chúng đến bất kỳ nước nào, chỉ làm sao không động đến Trung Quốc, và không trở mặt với chính Islamabad.

Nga sẽ bằng mọi cách ngăn cản sự lan rộng chủ nghĩa hồi giáo Afghanistan sang Trung Á, trước hết củng cố quân đội của tất cả đồng minh theo ODKB- Tajikistan và các căn cứ của mình.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, điều chủ yếu nhất hiện nay là không cho bọn khủng bố tràn sang các nước láng giềng dưới danh nghĩa tị nạn. Ông cũng nhấn mạnh rằng Taliban đã tuyên bố kết thúc chiến sự, đã bắt tay vào thực hiện trật tự xã hội, cũng như đảm bảo an ninh cho công dân và người nước ngoài.

Vladimir Putin nhận xét rằng ông hy vọng vào việc họ sẽ thực hiện những cam kết của mình. Ông nói thêm rằng, cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an LHQ cần kiểm soát quá trình này. Theo ý kiến của người đứng đầu nhà nước Nga, hiện nay điều quan trọng là phải bảo vệ sự toàn vẹn của Afghanistan.

Về phần mình, người Mỹ không mất đi sự quan tâm đến Afghanistan sau khi rút quân đội của mình ra khỏi đó. Người Mỹ rời đi, để lại phía sau mình sự hỗn loạn còn lớn hơn. Vào những năm chiến tranh Afghanistan 1978-1989 Mỹ đã tài trợ cho thủ lĩnh kháng chiến Afghanistan Gulbeddin Hakmatuar, người được ban lãnh đạo Pakistan coi là đồng minh của mình.

Mỹ đã không phản đối việc ông này kết bạn với Osama bin Laden và tổ chức các cuộc pháo kích vào thủ đô Kabul hoà bình. Khi đó Mỹ đã sắp xếp Osama bin Laden lãnh đạo chương trình bổ sung các tình nguyện viên Arab “Makhtab al- Hadamat” cho cuộc chiến tranh Afghanistan.

Theo các đánh giá khác nhau, qua al-Qaeda đến Afghanistan vào khoảng thời gian này là 35.000 người Hồi giáo từ 43 nước Hồi giáo, nhiều người trong số đó sau này đã tham gia vào hoạt động khủng bố.

Một công nhân đang sử dụng sơn trắng để che hình ảnh quảng cáo váy cưới trước một cửa tiệm, theo chỉ thị của Taliban
Một công nhân đang sử dụng sơn trắng để che hình ảnh quảng cáo váy cưới trước một cửa tiệm, theo chỉ thị của Taliban

Biết cách dọa dẫm

Sau khi giành quyền ở Afghanistan. Taliban đã đưa vào cuộc sống cách lý giải khắt khe nhất của đạo Hồi. Điều này không phù hợp với nhiều người Afghanistan.

Trước kia Taliban đóng cửa trường học đối với nữ giới, phụ nữ không được phép ra khỏi nhà, cấm phần lớn các trò chơi và thi đấu thể thao. Vẫn như trước đây, ngày nay việc học tập dựa trên nền tảng chủ nghĩa cực đoan tín ngưỡng và có thể lan rộng khắp Pakistan và Trung Á.

Khi thủ lĩnh Taliban Mulla Omar muốn trừng trị người Hazara và buộc họ khuất phục, hắn ra lệnh phá huỷ hai bức tượng Phật khổng lồ đã 1.800 năm sừng sững trong thung lũng Bamiana, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đối với chúng không có di sản lịch sử, chỉ có mục đích, đó là quyền lực.