Nhiều ứng dụng dùng Accessibility Service có nguy cơ biến mất khỏi Play Store

Hệ điều hành Android thu hút rất nhiều người dùng, các ứng dụng trên Android có khả năng làm nhiều thứ mà các nền tảng khác chưa làm được. Nhưng không may, những ưu điểm đó sắp sửa biến mất, và nhiều ứng dụng được yêu thích cũng có thể mất nhiều tính năng, hoặc biến mất vĩnh viễn khỏi Play Store.
Hình minh họa
Hình minh họa

Google sẽ loại bỏ các ứng dụng dùng nền tảng Accessibility Services

 Vấn đề liên quan đến Accessibility Services. Loại cài đặt và tính năng này giúp người dùng có vấn đề về thị lực hoặc thính giác vận hành điện thoại theo cách đơn giản nhất. Còn có hẳn một Accessibility API dành cho các nhà phát triển - điều này cho phép họ xây dựng các ứng dụng với những chức năng rất cụ thể dành cho người dùng khuyết tật.

Nhưng cũng giống như nhiều yếu tố công nghệ, API này có thể được sử dụng theo cách không phù hợp với những gì Google đã lưu ý. Các nhà phát triển ứng dụng đã sử dụng Accessibility Services để ứng dụng của họ có thể làm được những thứ nhẽ ra không làm được trên Android – và quan trọng là hầu hết những việc này đều không thực sự dành cho người khuyết tật. Ví dụ, ứng dụng Tasker sử dụng Accessibility Services để điện thoại gọi tự động, LastPass sử dụng Accessibility Services để tự động nhập mật khẩu của bạn vào các ứng dụng khác.

Tuy vậy, chính sách của Google lại chỉ ra rằng Accessibility Services chỉ nên dùng cho những tính năng liên quan đến khả năng truy cập (accessibility). Google đã duy trì các nguyên tắc này trong nhiều năm, tuy nhiên, giờ đây họ đã quyết định thực thi chính sách của mình.

Vừa qua, Google gửi email đến các nhà phát triển đang dùng Accessibility Service API sai quy định, nói rõ với họ rằng Accessibility Service API chỉ dùng để "giúp người dùng khuyết tật sử dụng thiết bị và ứng dụng Android". Google đưa ra thời hạn 30 ngày để các nhà phát triển giải thích các ứng dụng của họ đang dùng Accessibility Services giúp người dùng khuyết tật ra sao. Nếu không, ứng dụng của họ sẽ bị loại khỏi Play Store.

Vì vậy, về cơ bản, các nhà phát triển chỉ còn 3 lựa chọn: tuân thủ nguyên tắc, gỡ bỏ các tính năng sử dụng Accessibilit Services không đúng; tự gỡ bỏ ứng dụng khỏi Play Store; hoặc để Google gỡ ứng dụng khỏi Play Store. Nếu từ chối hoặc tiếp tục vi phạm chính sách, họ cũng sẽ có nguy cơ bị treo tài khoản phát triển.

Cách xem những ứng dụng nào có nguy cơ bị gỡ bỏ

Người dùng có thể lo lắng về những ứng dụng yêu thích của họ sắp biến mất. Theo How to Geek, những ứng dụng như Tasker, Universal Copy, Should I Answer?, Network Monitor Mini, Cerberus, Signal Spy, Clipboard Actions, Nova Launcher, Greenify, và nhiều ứng dụng khác đều thuộc diện nguy cơ bị loại bỏ.

Để biết những ứng dụng nào trên điện thoại Android của bạn sử dụng Accessibility Service, hãy vào phần menu Settings bằng cách kéo xuống phần thông báo và chạm vào biểu tượng bánh răng.

Nhiều ứng dụng dùng Accessibility Service có nguy cơ biến mất khỏi Play Store ảnh 1

Sau đó cuộn xuống phần Accessibility và chạm vào menu đó.

Tại đây có một phần là Downloaded Services, trong đó liệt kê tất cả các ứng dụng bạn hiện đang cài đặt có thể sử dụng dịch vụ, và bạn sẽ thấy tên của ứng dụng ở bên dưới. (Lưu ý: tùy thuộc vào thiết bị mà bạn đang dùng, phần "Downloaded Services" có thể nằm ở một phần khác trong menu Accessibility và/hoặc dưới một cái tên khác. Chẳng hạn, trên các thiết bị Samsung Galaxy, phần này nằm ở dưới cùng của trang Accessibility, trong phần "Services").

Để biết những ứng dụng nào đang dùng Accessibility Services, chỉ cần chạm vào chúng. Bằng cách này, bạn sẽ biết có bao nhiêu ứng dụng bạn đang dùng có nguy cơ biến mất.

Giờ đây bạn đã hiểu rõ vấn đề, hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn. Về cơ bản, có hàng trăm ứng dụng bị ảnh hưởng vì chính sách nghiêm ngặt của Google – nhiều trong số các ứng dụng này là những ứng dụng rất phổ biến.

Theo VnReview

http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/2332710/nhieu-ung-dung-dung-accessibility-service-co-nguy-co-bien-mat-khoi-play-store