Ngoài Vodafone, Deutsche Telekom, Orange, các hãng viễn thông này bao gồm Telefonica, Telecom Italia, Telenor, Telia và A1 Telekom Austria đã có cuộc họp với ông Thierry Breton, Giám đốc ngành công nghiệp EU vào hôm thứ Hai.
Những lo ngại về việc chính phủ sử dụng công nghệ để giám sát những người bị cách ly hoặc nhiễm Covid-19 đã gia tăng trong thời gian gần đây. Nhiều người cho rằng với sự gia tăng giám sát của nhà nước, quyền riêng tư của người dân có thể bị xâm phạm.
Ủy ban EU cho biết cơ quan sẽ sử dụng dữ liệu ẩn danh để bảo vệ quyền riêng tư và kết hợp với dữ liệu vị trí điện thoại di động nhằm theo dõi sự lây lan của virus Corona.
Để xoa dịu những lo ngại về quyền riêng tư, dữ liệu sẽ bị xóa sau khi cuộc khủng hoảng đại dịch kết thúc, một quan chức của EU cho biết. Người này cũng nói thêm rằng kế hoạch của EU không phải là tập trung vào dữ liệu di động cũng như giám sát mọi người.
Mặc dù dữ liệu ẩn danh nằm ngoài phạm vi luật bảo vệ dữ liệu của EU, Cơ quan Giám sát Bảo vệ Dữ liệu châu Âu (EDPS) cho biết dự án không vi phạm các quy tắc bảo mật với điều kiện chúng có các biện pháp bảo vệ.
“Ủy ban nên xác định rõ ràng những dữ liệu mà họ thu thập, đảm bảo tính minh bạch của quá trình và ngăn ngừa bất kỳ sự hiểu nhầm nào có thể xảy ra”, EDPS viết trong một bức thư gửi đến Giám đốc Ủy ban EU.
“Họ cũng nên giới hạn quyền truy cập dữ liệu đối với các chuyên gia dịch tễ học, bảo vệ dữ liệu và khoa học dữ liệu”, người đứng đầu EDPS, ông Wojciech Wiewiorowski cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về khả năng các biện pháp này được duy trì vĩnh viễn.
“Một số quốc gia trên thế giới từ Singapore đến Đài Loan và Israel đều đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như các app theo dõi trên điện thoại di động hay vòng tay theo dõi để chống lại sự lây lan của virus Corona.
Theo Reuters