Máy bay không người lái, công nghệ robot và hiện nay công ty John Deere tiếp tục đầu tư vào vệ tinh cho nông nghiệp. Video CNBC |
Giám đốc Công nghệ công ty John Deere, Jahmy Hindman, trả lời phỏng vấn CNBC cho biết, công ty thiết bị nông nghiệp lớn nhất thế giới đang trong quá trình hoàn thiện quan hệ với một đối tác vệ tinh.
Mục tiêu về cơ bản là xây dựng và một bản đồ không gian địa lý mà nông dân có thể sử dụng để theo dõi năng suất và hiệu suất của cây trồng tốt hơn. Theo dõi hiệu quả các diễn biến canh tác trên toàn thế giới, phục vụ cho sự phát triển năng suất cây trồng.
Hiện nay, nông dân chỉ có thể sử dụng dữ liệu do thiết bị See & Spray của Deere thu thập để biết phần nào của trang trại vẫn cần được bón phân. Đây là một trong những công nghệ mới, được giới thiệu tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng ở Las Vegas ngày 4/1.
Giám đốc Công nghệ của John Deere, Jahmy Hindman, nói với CNBC rằng công ty thiết bị nông nghiệp lớn nhất thế giới đang trong quá trình hoàn thiện một đối tác vệ tinh.
“Chúng tôi thực sự đang tập trung cố gắng giải quyết vấn đề kết nối trên toàn cầu. Chúng tôi xem xét những nỗ lực phát triển đang diễn ra trong hệ thống các vệ tinh quỹ đạo thấp Trái đất để giải quyết một số vấn đề về kết nối đó.”
Mục tiêu của công ty là là xây dựng và phát triển một bản đồ không gian địa lý mà nông dân có thể sử dụng để theo dõi năng suất và hiệu suất của cây trồng tốt hơn.
“Có quá nhiều trở ngại trong việc đưa dữ liệu nông nghiệp từ cánh đồng lên đám mây, nơi công nghệ có thể làm điều gì đó hữu ích với khối lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ về nông nghiệp mà hiện nay thực sự không được sử dụng hiệu quả chút nào.” Khi được hỏi, khi nào các vệ tinh sẽ được sử dụng trong kết nối với nhà nông, ông Hindman cho biết Deere đang thực hiện bước cuối cùng trong việc giải quyết vấn đề kết nối cho nhà nông.
Hiện nay, người nông dân có thể sử dụng dữ liệu do thiết bị See & Spray của công ty thu thập để biết, phần nào của trang trại cần được bón phân. Đây là một trong những công nghệ, được giới thiệu tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng ở Las Vegas ngày 4/1/2023.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu có thể đang phát triển chậm, thị trường nông nghiệp vẫn nóng. Giá cây trồng, mặc dù không ổn định, vẫn tăng hai con số tỷ lệ phần trăm so với 3 năm trước. Giá nông sản tăng, bao gồm cả lúa mì và ngô đã giúp tăng lợi nhuận cho nông dân.
Công ty tư vấn đầu tư DA Davidson, trích dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, doanh thu thực tế từ ngô tăng 32% vào năm 2022 so với năm 2021. Michael Shlisky, nhà nghiên cứu phân tích cao cấp tại DA Davidson, viết trong lưu ý khách hàng rằng doanh thu tiền mặt năm 2023 dự kiến sẽ còn cao hơn. Đồng thời có một lợi thế bổ sung: giá phân bón và hóa chất đã giảm trong những tháng cuối năm 2022, cải thiện triển vọng thu hoạch cho nông dân trong năm 2023.
Khi có nhiều thu nhập tiền mặt trong ngân hàng, người nông dân sẽ tiếp tục chi tiêu cho trang thiết bị nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, đây chính là lĩnh vực mà John Deere hiện đang dẫn đầu.
Khác với các doanh nghiệp công nghệ, cổ phiếu của công ty Deere tăng 20% vào năm 2022, vượt xa XLI Industrials ETF, mất 7 phần trăm. Gabelli Funds, nhà đầu tư lâu năm vào công ty sản xuất trang thiết bị nông nghiệp hàng đầu này rất lạc quan.
“Chúng tôi kỳ vọng cổ phiếu sẽ hoạt động tốt vì năm 2023 với những dữ liệu về nhu cầu lương thực, thực phẩm cuối năm 2022 cho thấy đây là một năm tốt cho ngành. Nguồn cung hạn chế kéo dài chu kỳ quay vòng vốn nhưng vẫn giữ giá máy móc đã qua sử dụng ở mức cao. Đồng thời, công ty tiếp tục cung cấp những công nghệ mới, hỗ trợ cho nhà nông sản xuất với hiệu suất cao. Brian Sponheimer, giám đốc danh mục đầu tư tại Gabelli Funds trong cuộc phỏng vấn với CNBC cho biết.
Những vấn đề về chuỗi cung ứng sản xuất gây khó khăn cho công ty Deere và toàn bộ lĩnh vực máy móc, trang thiết bị nông nghiệp, nhưng Hindman tin tưởng rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau chính sách Zero - Covid sẽ giảm bớt phần nào khó khăn trong năm 2023.
“Ngoài việc là một quốc gia có mức độ tiêu dùng nông sản lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn là một nhà sản xuất lớn nhất thế giới về những loại hàng hóa mà tất cả chúng ta cần để lấp đầy chuỗi cung ứng trong sản xuất trang thiết bị. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ mở cửa hoàn toàn vào năm 2023. Chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu bình thường hóa và ổn định lại,” Hindman nói.
Một trong những yếu tố thúc đẩy nhà nông tăng cường sản lượng là cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine khiến giá nông sản tăng vọt. Theo Melius Research, giá lúa mì tăng 40% trong sáu tháng sau khi chiến tranh bắt đầu và hiện đang cao hơn 20% so với giá trước chiến tranh.
Rob Wertheimer, đối tác sáng lập (thành viên hội đồng thành viên) của Melius Research, trả lời phỏng vấn với CNBC nhấn mạnh, “Chiến tranh chắc chắn làm tăng thêm sự bất ổn cho giá cả nông sản và người nông dân muốn tăng thêm lợi nhuận khi giá cả tăng cao”.
Theo CNBC