Nguồn cung chip của Nga gặp rủi ro từ việc thúc đẩy các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mới đây, chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để cắt đứt Nga khỏi nguồn cung chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến khác quan trọng đối với các ngành công nghiệp của Nga.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Việc chính quyền Biden và EU kêu gọi trừng phạt Nga tác động tới khả năng mua chất bán dẫn và các công nghệ quan trọng khác của quốc gia này. Điều này có thể ảnh hưởng đến các công nghệ quân sự trong tương lai.

Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Năm cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để cắt đứt Nga khỏi nguồn cung chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến khác quan trọng đối với các ngành công nghiệp quân sự, công nghệ sinh học và hàng không vũ trụ. Các đồng minh như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc - tất cả các quốc gia sản xuất chip chủ chốt - cũng đã thực hiện các biện pháp tương tự với Nga.

EU ngày 25.2 xác nhận lệnh trừng phạt của họ sẽ cố gắng tác động đến chuỗi cung ứng của Nga. “Chúng tôi sẽ ngăn cản Nga tiếp cận công nghệ quan trọng mà nước này cần để xây dựng một tương lai thịnh vượng, chẳng hạn như chất bán dẫn hoặc công nghệ tiên tiến”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói.

Hiện điều không chắc chắn là liệu các công ty chip Trung Quốc, đặc biệt là hãng bán dẫn lớn nhất nước Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), có chịu cắt đứt với Nga hay không. SMIC có trụ sở tại Thượng Hải là doanh nghiệp sản xuất chip kém tiên tiến hơn so với chip của công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan. Tuy nhiên, các loại chip từ Trung Quốc này cũng đủ tinh vi cho một số ứng dụng quân sự.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia vào các lệnh trừng phạt Nga, nhưng quy tắc của Washington áp dụng cho tất cả công ty trên thế giới sử dụng công nghệ của Mỹ, bao gồm cả phần mềm. SMIC sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp của Mỹ như Applied Materials để sản xuất chip.

John Neuffer, chủ tịch của tổ chức thống kê thương mại bán dẫn thế giới cho biết: “Mặc dù tác động của các quy định mới có thể tác động đáng kể tới Nga. Tuy nhiên, quốc gia này không phải là nước tiêu thụ số lượng lớn chất bán dẫn, chỉ chiếm chưa đến 0,1% lượng mua chip toàn cầu".

Nga không phải là một nhân tố chính trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Tuy nhiên, thay vào đó các công ty địa phương lại phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia thứ ba để hoạt động, sản xuất, bao gồm cả chip đến từ EU dùng cho ô tô và các ứng dụng công nghiệp và cảm biến, Jan-Peter Kleinhans, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Đức Stiftung Neue Verantwortung cho biết.

Mối đe dọa từ lệnh trừng phạt của Mỹ khả năng cao đã ảnh hưởng đến việc Nga tiếp cận chip, vì người đứng đầu nhà sản xuất ô tô Nga Avtovaz đầu tuần này nói rằng công ty đang tìm kiếm nguồn thay thế.

Theo Bloomberg