Một năm sau khi chiếc F-35B được tuyên bố sẵn sàng chiến đấu, máy bay Lighting II đưa vào biên chế cho không quân hải quân Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ, F-35A cũng đưa vào khai thác sử dụng trong các đơn vị chiến đấu của không quân Mỹ.
Với dự kiến sản xuất gần 2.500 máy bay theo kế hoạch, nhà sản xuất khẳng định máy bay rất tiết kiệm do sản xuất với quy mô lớn – giảm chi phí hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của châu Âu, do kém hiện đại hơn như Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale, sản xuất với số lượng nhỏ hơn.
Những chiếc F-35A phát triển nhằm thay thế F-16 Fighting Falcon, lực lượng tác chiến đường không chủ lực của không quân chiến trường Mỹ, được thiết kế đặc biệt theo hướng tấn công mặt đất và có khả năng thực hiện phần lớn các nhiệm vụ chiến đấu yểm trợ bộ binh, không kích theo yêu cầu Không quân Mỹ. Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor và F-15E Strike Eagle tiếp tục thực hiện nhiệm vụ yểm trợ, chiếm ưu thế và tấn công đường không (không chiến).
Là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, định hướng cung cấp cho phương Tây và các quốc gia đồng minh Mỹ đang trong quá trình sản xuất, trong bối cảnh những những kẻ thù tiềm năng nhanh chóng phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ tương đương như Su-57 của Nga, J-20 và J-31 của Trung Quốc, vị thế của F-35 và sức mạnh chiến đấu của phương tiện bay tiên tiến đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức của quân đội Mỹ, khối quân sự NATO và các quốc gia đồng mình.
Trên trường quốc tế, sự gia tăng căng thẳng ngày càng cao giữa Liên minh quân sự NATO, Mỹ và các quốc gia đồng minh với Nga và Trung Quốc thúc đẩy không quân Mỹ phô trương sức mạnh đường không bằng một cuộc diễn tập chưa từng có trong lịch sử phát triển máy bay tàng hình mang tên " Voi hành tiến - Elephant Walk" chỉ bao gồm F-35.
Cuộc diễn tập Elephant Walk nhằm thử nghiệm và phô diễn một hoạt động chiến thuật, sử dụng phương thức tác chiến dạng mạng Net với một số lượng lớn của các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 tham chiến cùng lúc, khác nhiều so với các hoạt động chiến thuật máy bay đơn hoặc một biên đội.
Cuộc diễn tập được không đoàn chiến đấu số 388 của Không quân Mỹ và Không đoàn không quân dự bị số 419 tại căn cứ không quân Hill ở Utah thực hiện, thể hiện năng lực tác chiến và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân được biên chế F-35A.
Tham gia diễn tập có 35 máy bay tiêm kích tàng hình F-35A, đồng loạt cất cánh trong khoảng 20-40 giây. Tình huống nhiều phi đội cất cánh gần như đồng thời là một kỹ năng quan trọng trong các chiến dịch tập kích đường không, sử dụng máy bay với số lượng lớn, mô phỏng theo yêu cầu thời chiến.
Theo các quan chức không quân Mỹ, tình huống đồng loạt cất cánh cho phép chỉ huy các đơn vị phát hiện và giải quyết tốt những vấn đề tiềm ẩn, có thể xảy ra trong quá trình khai thác sử dụng.
Thiếu tá Caleb Guthmann, trợ lý phi đoàn trưởng phi đoàn không quân số 34, phát biểu: “Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu tối nay, huấn luyện với nhiều phi đội F-35 là một minh chứng cho thấy khả năng đánh bại kẻ thù tiềm năng bất cứ nơi nào có thể.”
Đại tá Michael Ebner, phó chỉ huy trưởng không đoàn Không quân chiến đấu 388, tuyên bố rằng cuộc diễn tập được thực hiện với thời gian nhận được mệnh lệnh, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ngắn là một điểm mốc lịch sử cho chương trình F-35, do cuộc diễn tập có sự tham gia với số lượng lớn nhất các máy bay Lightning II xuất kích cùng lúc. Ông gọi máy bay F-35 là " vũ khí ngăn chặn toàn cầu" chống các cuộc chiến tranh.
Các máy bay tiêm kích F-35A Lightning II có trọng lượng cất cánh nhẹ hơn, tốc độ chậm hơn, không có khả năng siêu cơ động, có phạm vi hoạt động ngắn hơn và mang ít vũ khí hơn so với các máy bay tiêm kích thế hệ 5 khác, được trang bị 2 động cơ phản lực vector lực đẩy như F-22, Su-57 và J-20, do đó những máy bay này trong chiến đấu tiết kiệm hơn rất nhiều. F-35 được thiết kế để sản xuất với số lượng rất lớn, có thể là đứng thứ nhất trên thế giới về số lượng sản xuất theo kế hoạch.
Máy bay không được thiết kế để trở thành máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hoặc tác chiến đường không chống lại các tiêm kích kẻ thù của Mỹ. Đây là sứ mệnh dành riêng cho các máy bay tiêm kích hạng nặng F-22, F-15C và những dự án tương lai đang được phát triển.
Khả năng chiến đấu của Lightning II là tấn công các máy bay chiến đấu của đối phương tầm xa trong các trận đánh không đối không. Do là máy bay tàng hình thế hệ 5, được trang bị hệ thống các cảm biến và vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao, tương tự như bom có điều khiển độ chính xác cao GBU – 49, bom hạt nhân chiến thuật mới nhất, máy bay trở thành phương tiện tấn công mặt đất rất nguy hiểm do có thể lọt qua hệ thống phòng không đối phương.
F-35 trở thành lực lượng tấn công chủ lực trong dự trữ chiến dịch chiến lược tiềm tàng của Mỹ. Nếu quốc hội Mỹ xem xét thông qua kế hoạch sản xuất số lượng máy bay chiến đấu F-35 dự kiến trong kế hoạch, đây sẽ là hạm đội máy bay tàng hình hạng nhẹ lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ và các quốc gia đồng minh.