Mỹ thử bom hạt nhân mới, bắt đầu cuộc đua hủy diệt với Nga và Trung Quốc

VietTimes -- Bom hạt nhân thả rơi tự do B61 của Mỹ có mặt trong hầu hết các căn cứ quân sự của không quân và NATO. Vũ khí chiến lược này có gần 50 năm phục vụ và là loại bom lâu đời nhất trong kho dự trữ răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân chiến thuật B-61E. Ảnh South Front
Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân chiến thuật B-61E. Ảnh South Front

Lầu Năm Góc đã thực hiện nhiều chương trình hiện đại hóa bom hạt nhân B61, nhằm nâng cao tính an toàn, khả năng bảo mật và độ tin cậy kể từ khi được đưa vào biên chế trong Lực lượng chiến lược Mỹ cuối những năm 1960. Những chương trình này đã phát triển đến 4 biến thể khác nhau của bom hạt nhân B61.

Bom hạt nhân chiến thuật B61. Ảnh South Front
Bom hạt nhân chiến thuật B61. Ảnh South Front

Nhưng dưới sức ép của sự phát triển các loại vũ khí tên lửa tầm xa mang đầu đạn thông minh, tổ hợp vũ khí này nhanh chóng lão hóa và đạt đến cực điểm thời gian khai thác sử dụng. Dựa vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Lầu Năm Góc dự kiến kéo dài tuổi thọ bom hạt nhân thả tự do thêm khoảng 2 thập kỷ nữa.

Quá trình phát triển bom hạt nhân B61. Ảnh South Front
 Quá trình phát triển bom hạt nhân B61. Ảnh South Front

Phiên bản nâng cấp bom B61-12 LEP sẽ thay thế tất cả các loại bom hạt nhân và phi hạt nhân trong hai thập kỷ khác, tăng cường an toàn trong khai thác sử dụng, hiệu quả tác chiến và khả năng bảo mật của bom. Chương trình nâng cấp kéo dài tuổi thọ của vũ khí giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến thời hạn phục vụ vũ khí, tăng cường độ tin cậy, đơn giản hóa công tác bảo trì, bảo dưỡng trên chiến trường, tăng cường độ an toàn và kiểm soát khả năng sử dụng.

Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos và Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia chịu trách nhiệm thiết kế và thử nghiệm kỹ thuật cho bom B61-12 LEP. Trong một cuộc trình diễn gần đây, các nhà phát triển sẽ công bố bản đánh giá thiết kế cuối cùng vào tháng 9. Cả hai công ty đều khẳng định, quả bom đầu tiên sản xuất dây chuyền sẽ được đưa ra vào năm 2020.

Một chiếc F-15E ném bom thử nghiệm lần đầu tiên B61-12 (Nguồn / Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA))
Một chiếc F-15E ném bom thử nghiệm lần đầu tiên B61-12  (Nguồn / Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA))
Một máy bay F-15E mang hai tên lửa định vị bay xung quanh quả bom thử nghiệm B61-12 (Nguồn / NNSA)
Một máy bay F-15E mang hai tên lửa định vị bay xung quanh quả bom thử nghiệm B61-12 (Nguồn / NNSA) 


Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia công bố một video dài 5 phút ghi lại toàn bộ quá trình chuẩn bị và quá trình thực tế ném bom hạt nhân chiến thuật B61-3 / 4 tại thao trường dãy núi thử nghiệm Tonopah thuộc bang Nevada tháng 07.2017. Công ty dự kiến sẽ đệ trình bản báo cáo đánh giá thiết kế cuối cùng vào tháng 9. Trong trường hợp được phê duyệt, quả bom hạt nhân hiện đại trước khi bom hạt nhân được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2020.

Máy bay phản lực F-15E Strike Eagle ném một quả bom hạt nhân chiến thuật B61-3 / 4 (Nguồn / Sandia National Labs YouTube)
Máy bay phản lực F-15E Strike Eagle ném một quả bom hạt nhân chiến thuật B61-3 / 4 (Nguồn / Sandia National Labs YouTube) 

Trong video siêu nét, các camera của những trạm quan sát tập trung xung quanh 2 chiếc máy bay phản lực McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle. Một chiếc phóng tên lửa pháo sáng định vị khu vực thử nghiệm để thả bom thử nghiệm B61-12, chiếc máy bay thứ 2 thả bom thử nghiệm, một vài giây sau khi thả, dù mở và quả bom được định vị vệ tinh GPS từ từ xuống đất.  Các chuyên gia đã sử dụng nhiều hệ thống camera và radar cùng các cảm biến khác giám sát cuộc thử nghiệm.

Hệ thống cảm biến, camera theo dõi thử nghiệm. Ảnh South Front
 Hệ thống cảm biến, camera theo dõi thử nghiệm. Ảnh South Front

Video cũng ghi lại cảnh đơn vị thử nghiệm thu hồi quả bom nguyên tử không mang theo đầu đạn và hầm chứa ba quả bom thử nghiệm B61-12. Đương lượng nổ của bom từ 0,3 đến 50 kilotons.

Thử nghiệm này là một phần của chương trình hiện đại hóa và kéo dài tuổi thọ của bom hạt nhân B61 có trị giá khoảng 7,6 tỷ USD, nhằm mục đích “tân trang, tái sử dụng và hiện đại hóa những thành phần hạt nhân và phi hạt nhân của bom”, kéo dài tuổi thọ của bom khoảng 20 năm. Theo lệnh của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nâng cấp các vũ khí răn đe chiến lược, quả bom hiện đại hóa đầu tiên sẽ được sản xuất vào 2020.

Người Mỹ bắt đầu cuộc chạy đua hiện đại hóa vũ khí hạt nhân với Nga và Trung Quốc.

Toàn cảnh cuộc thử nghiệm bom hạt nhân B61 E trên thao trường Tonopah thuộc bang Nevada. Video Sandia National Labs