Chiến dịch của Mỹ nhằm hạn chế sự phát triển Huawei đã lan tới Barcelona trong tuần này. Bên lề Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) 2019, các nhà lãnh đạo ngành viễn thông đến từ nhiều nước Châu Âu đã tập trung cho một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về khả năng loại trừ Huawei khỏi danh sách nhà cung cấp 5G.
Mặc dù, Mỹ đã thuyết phục thành công các đồng minh thân cận như: Australia, New Zealand và Nhật Bản ngừng sử dụng thiết bị Huawei trong cơ sở hạ tầng mạng 5G, dựa trên lo ngại về an ninh quốc gia, Nhưng dưới áp lực của chi phí và hoài nghi cáo buộc từ Washington, một số quốc gia Châu Âu vẫn đang tiếp tục hợp tác với công ty Trung Quốc.
“Vấn đề Huawei đã chiến lĩnh hoàn toàn các sự kiện”
Đầu tháng 2, Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA), đơn vị tổ chức MWC, đã nhận đinh rằng quyết định cấm Huawei sẽ khiến quá trình triển khai 5G khắp Châu Âu bị trì hoãn nhiều năm. Ngoài ra, nhà mạng và người dùng tại đây sẽ phải gánh thêm chi phí.
Sự kiện thường niên của ngành công nghiệp viễn thông, MWC là nơi các công ty ra mắt thiết bị mới. Nhưng trong bối cảnh chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung, chủ đề được bàn luân nhiều nhất là chính sách đối ngoại.
Phát biểu trên Yahoo Finance, chuyên gia phân tích chính sách công nghệ toàn cầu tại Eurasia Group, Paul Triolo nói: “Barcelona là thường nơi ký kết hợp đồng, nhưng các nhà mạng đang phải thảo luận để đưa ra lựa chọn nhà cung cấp thiết bị 5G”. Ông Triolo nói thêm: “Hiện tại, vấn đề Huawei đã chiếm lĩnh toàn bộ các sự kiện”.
Màu đỏ là các quốc gia đã cấm Huawei, màu tím là đang cân nhắc ban hành lệnh cấm, màu xanh là sẽ hạn chế rủi ro trên thiết bị Huawei bằng giải pháp khác, màu trắng là đã đạt được thỏa thuận 5G với Huawei. Nguồn: Yahoo Finance
|
“Mỹ không thể ngăn cản chúng tôi”
Trước khi MWC diễn ra, Mỹ đã liên tục đưa ra hàng loạt cáo buộc chống lại Huawei. Trong chuyến công du gần đây tới Hungary, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thậm chí tuyên bố rằng mối quan hệ đồng minh sẽ bị ảnh hưởng nếu các nước từ chối hạn chế thiết bị Huawei.
Ông Pompeo nói: “Nếu thiết bị đó [Huawei] được đặt ở nơi Mỹ thiết lập các hệ thống quan trọng, thì sẽ gây khó khăn cho quan hệ hợp tác”.
Trong khi đó, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng mạng lưới rộng lớn của công ty như một công cụ giám sát.
Ông Nhậm Chính Phi khẳng định trên BBC rằng “công ty sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ hoạt động gián điệp nào”. Nhà sáng lập Huawei nói thêm: "Mỹ không thể cản bước chúng tôi".
Huawei khẳng định 5G vẫn đang là thị trường chiến lược của công ty. Ảnh: Yahoo Finance
|
Phía Washington chỉ ra bằng chứng cho mối nghi ngờ Huawei dựa trên một bộ luật được chính phủ Trung Quốc thông qua vào năm 2017. Cụ thể, Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo yêu cầu tổ chức, cá nhân phải cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.
Đồng thời , Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố công ty có trụ sở tại Thâm Quyến vì hành vi trộm cắp bí mật thương mại, lừa đảo qua đường dây hữu tuyến, vi phạm lệnh trừng phạt Iran và âm mưu rửa tiền.
“Các quốc gia khác nhau có quan điểm khác nhau”
Vấn đề liên quan tới Huawei đặc biệt phức tạp với một số quốc gia Châu Âu, thị trường chiếm 50-80% doanh thu từ mảng viễn thông của công ty. Do ở thời điểm hiện tại, nhà mạng của họ đã bắt đầu triển khai 5G bằng thiết bị do công ty Trung Quốc sản xuất.
Các báo cáo gần đây cho thấy Anh và Đức khó có thể cấm hoàn toàn thiết bị Huawei. Nhưng cả 2 nước đang nghiên cứu giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro khi dùng sản phẩm của Huawei trong hạ tầng mạng 5G.
Bên cạnh đó, Ba Lan vẫn đang cân nhắc ban hành lệnh cấm cửa đối với Huawei, sau khi một giám đốc cấp cao Huawei và một nhân viên Ba Lan của nhà mạng Orange bị bắt vì cáo buộc gián điệp.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của Huawei trên toàn cầu. Ảnh: Yahoo Finance
|
Chuyên gia phân tích chính sách Paul Triolo nói: “Ưu tiên lớn nhất của EU là phải thống nhất giải pháp chung cho vần đề này. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau có quan điểm khác nhau về cách tiếp cận thông tin trái phép”. Ông Triolo nói: “Vì vậy, vấn đề Huawei trở nên rất phức tạp đối với nhà mạng hoạt động trên nhiều khu vực pháp lý như Vodafone”.
Mặc dù là đối tác chiến lược của Huawei, nhưng gần đây Huawei đã ngừng sử dụng thiết bị Huawei trong các hệ thống cốt lõi của mạng 5G.
Một số chuyên gia khác lại ủng hộ lệnh cấm đối với nhà cung cấp Trung Quốc. Giám đốc Chương trình mảng Công nghệ và chính sách công tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) James Lewis gần đây đã cho rằng tầm quan trọng của Huawei trong quá trình triển khai mạng viễn thông thế hệ thứ 5 đang được cường điều hóa.
Ông James Lewis nói: “Hiện tại, Huawei không phải là nhà cung cấp không thể thay thế”. Ông Lewis nói thêm: “Một số nghiên cứu cho thấy thiết bị Huawei rẻ hơn 20% vì công ty nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, bạn không nên mua thiết bị Huawei nếu muốn triển khai 5G”.
“Ngài Tổng thống. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông”
Chuyên gia phân tích Paul Triolo cho rằng động thái gần đây của Washington đang làm thay đổi bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp viễn thông.
Sau nhiều lần lên tiếng cảnh báo Huawei là hiểm họa an ninh quốc gia. Bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải trên Twitter vào tuần trước rằng Mỹ nên “giành chiến thắng thông qua cạnh tranh, chỉ không phải bằng cách ngăn chặn công nghệ hiện đại hơn”.
Chủ tịch luân phiên Huawei Ken Hu trả lời ông Trump trên Twitter rằng Huawei sẵn sàng tham gia triển khai 5G tại Mỹ thông qua cạnh tranh. Ảnh: Twitter
|
Tuyên bố của ông Trump được cho là nhằm thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, sau nhiều tháng căng thẳng trong quan hệ 2 nước.
Lập tức, Chủ tịch luân phiên của Huawei Ken Hu đã trả lời ông Trump trên Twitter rằng: “Ngài Tổng thống. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia xây dựng mạng 5G ở Mỹ, thông qua cạnh tranh”.
Theo Yahoo Finance, cuộc họp hội đồng quản trị GSMA ở Barcelona không chỉ giới hạn ở các nhà mạng Châu Âu, mà sẽ mở rộng cho các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc như China Mobile. Đây là tiền đề cho các cuộc họp lãnh đạo cao cấp vào cuối tuần này.
Một phái đoàn lớn từ Mỹ, bao gồm Chủ tịch FCC Ajit Pai sẽ tới tìm kiếm tiếng nói chung với các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp, để hạn chế sự tăng trưởng của Huawei. Nghiên cứu của Dell’Oro Group cho thấy ngăn cản Huawei là một nhiệm vụ khó khăn, bởi công ty đang dẫn đầu thj trường thiết bị viễn thông với 28% thị phần, theo sau là Ericsson và Nokia.
Theo Reuters, Samsung đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thiết bị 5G để thế chỗ Huawei tại một số thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, theo dự báo, công ty Hàn Quốc chỉ chiếm 3% cơ sở hạ tầng 4G trên thế giới và khó có thể đáp ứng nhu cầu của ngành viễn thông.
Ông Triolo nói: “Chính phủ Mỹ đã đưa ra ý tưởng cấm nhưng họ không cân nhắc dưới góc độ nhà mạng về chi phí và công suất hoạt động thực tế”. Ông Triolo nói thêm: “Đây là những vấn đề vượt quá khả năng của chính phủ”.
Theo Yahoo Finance