Điện thoại có màn hình LED hữu cơ bền (hoặc OLED) như Samsung Galaxy S8, S9, Note 8 và iPhone X có khả năng hiển thị tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, loại màn hình mới này chưa tạo ra doanh thu khả quan, điều này đã được một số nhà phân tích dự đoán trước đây.
Những chiếc điện thoại hàng đầu này thực chất đều trang bị màn hình OLED dẻo, nhưng chúng được bó lại trong một khung nhôm cứng.
Samsung sở hữu hơn 95% thị trường OLED cho điện thoại thông minh, tự cung cấp cho sản phẩm của mình và Apple những màn hình tốt nhất trên thị trường. Apple đang sử dụng màn hình OLED 5.8 inch "Super Retina" tùy chỉnh trong iPhone X với viền màn hình giảm xuống mức gần như tối thiểu. Galaxy S8 sử dụng màn hình OLED dẻo cho màn hình vô cực của nó với đường cong trên cả hai mặt của thiết bị, tuy nhiên thiết bị vẫn chưa đạt được độ dẻo như mong muốn vì nó bị hạn chế, bao bọc trong lớp vỏ kính cứng.
Cả hai loại màn hình OLED và màn hình OLED dẻo sẽ tiếp tục xuất hiện trong các flagship ra mắt vào thời gian tới.
Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ những màn hình tốt nhất này đã không tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thị trường điện thoại thông minh, dù nhận được nhiều lời khen ngợi. Dòng Galaxy S8 và Note 8 đại diện cho sự trở lại của Samsung, và giúp iPhone X đã vượt kỳ vọng của Apple, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy sự bùng nổ nhu cầu về dòng điện thoại thông minh cao cấp này. Thay vào đó, doanh số smartphone toàn cầu lại đang giảm.
Tại sao? Một phần vì sự dẻo mà chúng ta đang nói đến ở đây vẫn chưa trở thành một thiết bị dẻo. Màn hình dẻo đã được quảng bá trong nhiều năm, nhưng màn hình không phải yếu tố duy nhất được quan tâm trên một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù mẫu thử nghiệm đã được giới thiệu thời gian dài trước đó nhưng không có công ty nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tung ra một chiếc điện thoại thông minh có màn hình dẻo.
Công nghệ OLED dẻo cho đến nay được quảng bá là màn hình tuyệt đẹp được gói gọn trong các gói mỏng hơn và nhẹ hơn. Tính dẻo cho phép giảm thiết kế viền màn hình nhanh chóng, và có thể cho phép các hình thức độc đáo hơn nếu nhà sản xuất nào đủ mạnh để biến hình từ khuôn hình chữ nhật phổ biến. Samsung ít nhiều đã đưa ra gợi ý về một thiết bị có thể gập được hai hướng trong vài năm, bao gồm cả năm nay tại MWC 2018. Đáng tiếc là điều này vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Tại sao lại không dẻo hoàn toàn?
Tại triển lãm CES tổ chức trong 5 - 6 năm qua, chúng ta đã chứng kiến màn hình siêu dẻo với tất cả các kích cỡ từ một loạt các nhà sản xuất. Một số có thể cuộn lên như một tờ giấy, một số có thể được gấp lại - ví dụ như cho phép máy tính bảng trở thành kích thước điện thoại thông minh.
Có rất nhiều lý do khá rõ ràng khiến bạn chú ý các điện thoại thông minh mới nhất. Màn hình OLED có chứa vật liệu hữu cơ đặc biệt nhạy cảm với nước, do đó chúng cần phải có lớp bảo về vững chắc, điều này kéo dài cho đến bây giờ. Các bộ phận khác cũng đạt được một số tiến bộ. Pin dẻo đã ra đời từ khá lâu, tuy nhiên vấn đề tích trữ năng lượng vẫn là một rào cản đáng kể khiến nó chưa thể phổ biến trên thị trường. Thêm vào đó là nhu cầu về bộ xử lý dẻo, ống kính máy ảnh và tất cả các bộ phận khác của điện thoại. Một số bộ phận của smartphone vẫn yêu cầu độ cứng rắn nhất định, điều này có nghĩa là việc sử dụng một bảng điều khiển dẻo sẽ trở nên hạn chế mà không có một số đổi mới đáng kể.
Thay vì nhu cầu tìm mua điện thoại cao cấp OLED dẻo, sự tăng trưởng của điện thoại thông minh đang ở mức thấp. Ngành công nghiệp sản xuất smartphone vẫn sử dụng màn hình LCD LTPS và thậm chí là màn hình LCD a-Si để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tiếp theo sẽ là gì?
Sự phát triển tiếp theo của công nghệ màn hình là cuộc chiến giữa công nghệ OLED chấm lượng tử và microLEDs (mLED hay μLED). Các chấm lượng tử (QD) có kích thước khoảng 10 nguyên tử hêli, và được thiết kế để giải phóng năng lượng hấp thụ dưới ánh sáng ở các bước sóng cụ thể. Các chấm lượng tử là các hạt tinh thể nano có khả năng trực tiếp chuyển đổi ánh sáng từ đèn LED màu xanh sang những màu sắc chính với độ bão hòa cao, đem lại sức sống mới cho các màn hình. QD đã được đưa ra thị trường màn hình tinh thể lỏng và hoạt động như màn hình hiển thị RGB LED-backlight. Đây được gọi là bộ lọc màu chấm lượng tử (quantum dot color filter) - và nó tăng cường hình khả năng cho màn hình LCD bằng cách tăng độ tương phản, độ sáng, góc nhìn và mức độ đen. Bên cạnh đó, QD cũng không xuất hiện vấn đề lưu ảnh màn hình (burn –in) do không sử dụng vật liệu hữu cơ, tuy nhiên OLED vẫn mỏng và dẻo hơn.
Micro-LED dễ tiếp cận hơn - chúng là các phiên bản thu hẹp của LED được yêu thích và ưa chuộng. Công nghệ này sở hữu những lợi thế của OLED như không đòi hỏi phải có ánh sáng nền, tỷ lệ tương phản rất cao, độ đen sâu, và tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Apple, Samsung, và Sony chỉ là một số trong thị trường rộng lớn liên quan đến việc phát triển công nghệ. Giống như QD, bất kỳ dung sai sản xuất nhỏ xíu nào cũng đều gây ra những rào cản sản xuất đáng kể.
Những gì sắp tới
Tương tự như diện mạo mới của Razor với bảng điều khiển màn hình LCD sử dụng vật liệu bán dẫn IGZO để tạo hiệu năng tốt hơn, cùng với tính năng lớn của tỷ lệ làm tươi màn hình và tiết kiệm năng lượng hơn. Chúng ta cũng nên xem thêm các bảng OLED trên điện thoại tầm trung. LG Display cũng tạo ra màn hình P-OLED cải tiến, với năng suất và chất lượng hiển thị đều được cải thiện. Cả Sony và Apple đều cam kết sẽ ra mắt màn hình OLED dẻo cho điện thoại thông minh mới, bao gồm một phiên bản iPhone lớn từng được cho là một trong ba chiếc iPhone mới ra mắt.
Nhìn chung, Samsung có lẽ là hãng công nghệ tiến gần đến nhất với công nghệ OLED dẻo. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và đưa công nghệ này vào thị trường xem chừng vẫn chưa thực sự lạc quan. Do đó, không nên đặt cược vào điện thoại thông minh dẻo năm 2018, và đừng đặt cược rằng OLED dẻo sẽ thúc đẩy doanh số điện thoại thông minh cho đến khi chúng tạo ra một số sự khác biệt đáng kể trên điện thoại.