LQ – Chỉ số cần có của nhà lãnh đạo tương lai?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
LQ (Love quotient) – chỉ số trắc ẩn, khả năng đặt mình vào góc nhìn người khác là một khái niệm chỉ số mới được cả Jack Ma, Dalai Lama cũng như CEO của LinkedIN – Jeff Weiner đánh giá cao.
Hiểu và thông cảm với nhân viên là đặc điểm tốt của người làm lãnh đạo
Hiểu và thông cảm với nhân viên là đặc điểm tốt của người làm lãnh đạo

Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa “sếp-nhân viên” càng ngày càng gắn kết khi phong cách “servant leadership” trở nên thịnh hành. Đã qua rồi thời kỳ sếp nắm đầu nhân viên và yêu cầu, áp đặt họ làm theo ý mình. Một người lãnh đạo thời kỳ mới sẽ biết cách làm cho cuộc sống của nhân viên thêm phong phú hơn, lăn xả cùng họ trong công việc, hòa mình vào công tác chung để đạt được mục đích. Để có thể có “khả năng” như vậy, với vai trò lãnh đạo, họ phải có được lòng trắc ẩn, sự cảm thông với người khác. Đó chính là LQ (Love quotient), một chỉ số mà theo Jack Ma còn quan trọng hơn cả IQ hay EQ. Jack Ma nói: “Nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn cần LQ. LQ là gì? Đó là “quotient of love” (chỉ số tình yêu), thứ mà máy móc không bao giờ có.”

Jack Ma hiện tại được xem là người tiên phong trong việc phổ biến LQ đến với mọi người, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo. Với ông, sự thành công của cá nhân hay tập thể không nên được đo đếm máy móc bằng tiền hay tài sản mà nên sử dụng LQ để xem chúng ta đã giải quyết được bao nhiêu vấn đề, hỗ trợ và giúp đỡ bao nhiêu người?

CEO của LinkedIn – mạng xã hội chuyên về giáo dục, hướng nghiệp và việc làm, Jeff Weiner cũng đề cao chỉ số LQ, trong một bài viết trên trang cá nhân, ông nói:

“Giống như Dalai Lama giải thích, nếu như bạn đang đi trên một con đường và gặp một người bị tảng đá đè, một người đồng cảm sẽ nhận được cảm giác tương tự như người bị đè , họ áy náy nhưng họ chẳng giúp ích được gì cho người bị đá đè. Thế nhưng, một người có lòng trắc ẩn sẽ hiểu được nỗi đau của người bị hại từ đó có sức mạnh để di dời tảng đá, cứu giúp người gặp nạn. Nói đơn giản thì lòng trắc ẩn là thứ gì đó cao cấp hơn của sự đồng cảm, nó cho chúng ta hòa nhập vào góc nhìn của một người khác, mang lại giá trị cao trong công cuộc cũng như công việc”.

Cả Jack Ma, Dalai Lama hay Jeff Weiner đều đồng tình rằng nếu bạn chinh phục thế giới bằng sự trắc ẩn, bạn có thể vượt qua bất kì khó khăn nào mà không gặp trở ngại. Trong lãnh đạo cũng vậy, một lãnh đạo có lòng trắc ẩn luôn chiến thắng những người chỉ biết cảm thông mà không làm gì để thay đổi. Hãy là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, có khả năng, kỹ năng quản lý và một trái tim trắc ẩn.

Theo MBA-MCI Program