Giải mã bí ẩn về những người lãnh đạo tổ chức Taliban Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hiện Taliban đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Afghanistan và giành quyền lực, nhưng ngay cả khi họ cai trị đất nước từ năm 1996 đến 2001, hoạt động nội bộ của Taliban vẫn bị che đậy bởi một bức màn bí ẩn.
Binh lính Taliban trong Phòng Tổng thống tại thủ đô Kabul chiều 15/8 (Ảnh: AP).
Binh lính Taliban trong Phòng Tổng thống tại thủ đô Kabul chiều 15/8 (Ảnh: AP).

Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 18/7, thủ lĩnh Taliban Haibatullah Akhunzada đã có bài phát biểu nhân ngày lễ Eid al-Adha, tuyên bố Taliban sẵn sàng thiết lập "các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và chính trị tốt đẹp và bền chặt" với các nước trên thế giới. Ahunzada hứa rằng Taliban sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ sự an toàn của các đại sứ quán và lãnh sự quán, các tổ chức nhân đạo và các nhà đầu tư nước ngoài tại Afghanistan.

Ngoài những phát biểu cấp cao của Ahhunzada, các quan chức cấp cao của Taliban cũng đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Doha của Qatar và những nơi khác, thu hút sự chú ý của thế giới đến lực lượng cấp cao Taliban lâu nay vẫn chìm trong màn sương "bí ẩn".

Thủ lĩnh Taliban Mansoor bị máy bay không người lái giết chết tại Pakistan năm 2016 (Ảnh: CNS).

Thủ lĩnh Taliban Mansoor bị máy bay không người lái giết chết tại Pakistan năm 2016 (Ảnh: CNS).

Cấu trúc kim tự tháp của Taliban

Reuters ngày 12/8 đưa tin, lãnh đạo tổ chức Taliban ở Afghanistan chủ yếu bao gồm Haibatullah Akhunzada, Mullah Mohammad Yaqoob và Sirajuddin Haqqani. Về cơ bản, họ là người Pashtun, chịu trách nhiệm lãnh đạo các vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự của Taliban.

Theo truyền thông Anh BBC, Haibatullah Akhunzada đứng đầu cơ cấu lãnh đạo của Taliban. Akhunzada có ba cấp phó là Mullah Abdul Ghani Baradar, người phụ trách các vấn đề chính trị; Mullah Mohammad Yaqoob; Sirajuddin Haqqani người phụ trách các vấn đề quân sự và mạng lưới Haqqani (tổ chức vũ trang thuộc Taliban). Ngoài ra, Abdul Hakim Haqqani, giám sát cơ cấu tư pháp của Taliban với tư cách là trọng tài cấp cao.

Taliban có 13 ủy ban bao gồm quân sự, tình báo, kinh tế, chính trị và các ủy ban khác, trong đó, Văn phòng Chính trị Doha trực thuộc Ủy ban Chính trị Taliban chịu trách nhiệm đàm phán hòa bình.

Ông Haibatullah Akhunzada, thủ lĩnh tối cao Taliban hiện nay (Ảnh: Thepaper).

Ông Haibatullah Akhunzada, thủ lĩnh tối cao Taliban hiện nay (Ảnh: Thepaper).

Lãnh tụ tối cao Haibatullah Akhunzada

Thông qua một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng, Haibatullah Akhundzada được bổ nhiệm làm thủ lĩnh tối cao của Taliban vào tháng 5/2016, vài ngày sau khi người tiền nhiệm là Mullah Akhtar Mansoor bị Mỹ sử dụng máy bay không người lái tấn công giết chết ở Pakistan.

Trước khi được bổ nhiệm, mọi người biết rất ít về ông Akhunzada, và trước đó, ông biết nhiều hơn về các vấn đề tư pháp và tôn giáo hơn là về các vấn đề quân sự.

Mặc dù học giả này có ảnh hưởng lớn trong lực lượng nổi dậy Taliban và cũng là người đứng đầu cơ quan tư pháp Taliban, nhưng một số nhà phân tích cho rằng vai trò lãnh đạo của ông trong phong trào mang tính biểu tượng hơn là các thao tác cụ thể.

Ông Akhunzada đến từ Kandahar, trung tâm của người Pashtun ở miền nam Afghanistan, đây cũng là cái nôi của Taliban. Akhunzada là con trai của một nhà thần học ở Kandahar, ông nhanh chóng được thủ lĩnh của tổ chức khủng bố al-Qaeda Ayman Zawahi chấp nhận tuyên thệ trung thành.

Người Ai Cập gọi anh là "Emir của những tín đồ", và danh hiệu này đã giúp ông thiết lập uy tín của mình trong thế giới thánh chiến.

Theo báo cáo, Akhunzada gánh vác nhiệm vụ mong manh là thống nhất Taliban. Sau cái chết của Mansour, Taliban bị chia rẽ bởi cuộc đấu tranh quyền lực bạo lực và có thông tin tiết lộ rằng họ đã che giấu cái chết của Mullah Omar, người sáng lập phong trào Taliban trong nhiều năm. Ông cố gắng duy trì sự gắn kết của tổ chức và tiếp tục giữ thái độ khiêm tốn, chỉ thỉnh thoảng phát hành những thông điệp vào dịp các ngày lễ Hồi giáo mỗi năm.

Các nhà lãnh đạo Taliban tại cuộc đàm phán ở Doha năm 2019 (Ảnh: AFP).

Các nhà lãnh đạo Taliban tại cuộc đàm phán ở Doha năm 2019 (Ảnh: AFP).

Theo Reuters, Akhunzada được biết đến là "thủ lĩnh trung thành" và là một học giả về luật Hồi giáo, người có quyền lực tối cao đối với các vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự của Taliban. Năm 2016, Akhunzada kế nhiệm người tiền nhiệm của mình, Akhtar Mansour, người đã chết trong một vụ đánh bom bằng máy bay không người lái của Mỹ và chính thức lên nắm quyền lãnh đạo Taliban.

Theo thông tin công khai, Akhunzada là người Pashtun và sinh năm 1961 tại bộ tộc Nurzai ở tỉnh Kandahar. Cha của ông cũng là một giáo sĩ. Sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát chính quyền Afghanistan vào năm 1996, Akhhunzada làm giáo viên tại một trường học Hồi giáo do Omar, người sáng lập Taliban mở, và nhiều nhân vật cấp cao của Taliban đã trưởng thành từ trường này.

Reuters đưa tin sau khi Taliban Afghanistan bị quân đội Mỹ lật đổ, Akhunzada đã giảng dạy tại một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn Kuchlak, tây nam Pakistan. Năm 2016, Akhunzada "đột ngột biến mất", và ngay sau đó ông ta trở thành thủ lĩnh của Taliban ở Afghanistan. Hiện tại, nơi sống cụ thể của Akhunzada vẫn chưa được thế giới bên ngoài biết đến.

Do bí ẩn về nơi ở của Akhunzada, tin đồn về "cái chết" của ông thường được lan truyền trên các cơ quan truyền thông. Hindustan Times của Ấn Độ từng đưa tin Akhunzada đã thiệt mạng trong một vụ nổ ở Baluchistan, Pakistan vào năm 2020, còn có truyền thông cho rằng ông đã chết vì COVID-19.

Phó thủ tĩnh Taliban Abdul Ghani Baradar và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ tại Thiên Tân hôm 28/7/2021 (Ảnh: AFP).

Phó thủ tĩnh Taliban Abdul Ghani Baradar và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ tại Thiên Tân hôm 28/7/2021 (Ảnh: AFP).

Abdul Ghani Baradar - người đồng sáng lập

Abdul Ghani Baradar sinh ra ở tỉnh Uruzgan ở miền nam Afghanistan và lớn lên ở Kandahar. Ông và Mullah Omar là những người đồng sáng lập Taliban. Mullah Omar qua đời vào năm 2013, nhưng tin về cái chết của ông đã được che giấu trong suốt hai năm.

Giống như nhiều người Afghanistan khác, cuộc sống của Baradar đã bị thay đổi bởi cuộc tiến quân của Liên Xô vào Afghanistan năm 1979, khiến ông trở thành một chiến binh thánh chiến, và được cho là đã chiến đấu cùng với Mullah Omar.

Năm 2001, sau sự can thiệp của Mỹ và sự sụp đổ của chính quyền Taliban, ông được cho là một thành viên của một nhóm nhỏ quân nổi dậy chuẩn bị công nhận chính phủ Kabul, nhưng động thái này đã không thành công.

Khi bị bắt ở Karachi, Pakistan năm 2010, Abdul Ghani Baradar là thủ lĩnh quân sự của Taliban. Dưới áp lực của Washington, ông đã được trả tự do vào năm 2018.

Theo các báo, các phe phái khác nhau của Taliban đều lắng nghe ý kiến ​​và tôn trọng Abdul Ghani Baradar, sau đó ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban chính trị của tổ chức Taliban ở Qatar. Tại đây, ông đã lãnh đạo các cuộc đàm phán với người Mỹ, dẫn đến việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan, sau đó ông lại tiến hành cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan, nhưng không có kết quả gì.

Abdul Ghani Baradar được coi là nhân vật số hai trong Taliban. Ngày 28/7, ông ta đã dẫn nhóm các quan chức "Ủy ban Tôn giáo" và "Ủy ban Tuyên truyền" tới Thiên Tân gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và các quan chức khác để tiến hành một cuộc hội đàm gây nhiều tranh cãi.

Sirajuddin Haqqani, người phụ trách mạng lưới vũ trang Haqqani chuyên đánh bom liều chết của Taliban (Ảnh: Thepaper).

Sirajuddin Haqqani, người phụ trách mạng lưới vũ trang Haqqani chuyên đánh bom liều chết của Taliban (Ảnh: Thepaper).

Sirajuddin Haqqani, người phụ trách Mạng lưới Haqqani (tổ chức vũ trang thuộc Taliban)

Sirajuddin Haqqani là con trai của người chỉ huy thánh chiến nổi tiếng chống Liên Xô Jalaluddin Haqqani, vừa là nhân vật hàng số hai trong Taliban vừa là thủ lĩnh của một mạng lưới hùng mạnh được đặt theo tên họ của mình. Sau khi Jalaluddin qua đời vì bệnh tật vào năm 2018, Sirathuddin lên nắm quyền lãnh đạo mạng lưới Haqqani thay cha.

Mạng lưới Haqqani do cha ông thành lập và bị Washington xác định là nhóm khủng bố. Washington luôn coi đây là một trong những phe nhóm nguy hiểm nhất chiến đấu với lực lượng Mỹ và NATO tại Afghanistan trong hai thập kỷ qua. Mạng lưới này được biết đến với việc sử dụng những kẻ đánh bom liều chết và đã tham gia vào một số vụ tấn công bạo lực nhất ở Afghanistan trong những năm gần đây.

Sirajuddin Haqqani cũng bị cáo buộc ám sát các quan chức cấp cao của Afghanistan và bắt người phương Tây làm con tin, sau đó thả họ để đổi lấy tiền chuộc hoặc trao đổi tù nhân.

Mạng lưới Haqqani nổi tiếng với tính độc lập, kỹ năng chiến đấu và giao dịch kinh doanh có lãi. Họ được cho là chịu trách nhiệm cho các hoạt động của Taliban ở vùng núi phía đông Afghanistan và có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của phong trào.

Theo Reuters, một số chuyên gia cho rằng chính gia đình Haqqani đã đưa kỹ thuật đánh bom liều chết vào Afghanistan. Những người ngoài cuộc cũng tin rằng gia đình Haqqani đứng sau vụ tấn công khách sạn cao cấp ở Kabul, âm mưu ám sát Tổng thống lúc đó là Karzai và vụ tấn công liều chết nhằm vào Đại sứ quán Ấn Độ ở Afghanistan.

Người ta cho rằng Haqqani từ 40 đến 50 tuổi, và nơi ở cụ thể của anh ta vẫn chưa được biết.

Mullah Muhammad Yaqoub, người phụ trách các hoạt động quân sự của Taliban (Ảnh: Thepaper).

Mullah Muhammad Yaqoub, người phụ trách các hoạt động quân sự của Taliban (Ảnh: Thepaper).

Con trai của Mullah: người thừa kế Muhammad Yaqoub

Mullah Muhammad Yaqoub, con trai của Mullah Omar, là người phụ trách Ủy ban Quân sự quyền lực của Taliban, cơ quan này quyết định phương hướng chiến lược của cuộc chiến chống lại chính phủ Afghanistan.

Là hậu duệ của Mullah Omar và với mối quan hệ với cha mình, ông cũng đã trở thành một nhân vật thống nhất trong phong trào rộng lớn và đa dạng này.

Tuy nhiên, những suy đoán về vai trò chính xác của anh ấy trong phong trào vẫn luôn tồn tại. Một số nhà phân tích cho rằng việc ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu ủy ban vào năm 2020 hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng.

Theo Reuters, Mullah Muhammad Yaqoub năm nay khoảng 30 tuổi và thuộc bộ tộc Pashtun. Là con trai cả của Omar, người sáng lập Taliban, vì vậy Muhammad Yaqoub từng được coi là ứng cử viên tiếp quản vị trí thủ lĩnh Taliban.

Tin cho hay, một chỉ huy Taliban tiết lộ rằng Muhammad Yaqoub đã chủ động bầu Ahunzada tại cuộc họp năm 2016 để bầu ra một thủ lĩnh mới cho Taliban. Muhammad Yaqoub cho rằng mình thiếu kinh nghiệm thực chiến và còn quá trẻ.

Hiện tại, Muhammad Yaqoub chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động quân sự của Taliban. Truyền thông địa phương của Afghanistan đưa tin ông sống bên trong lãnh thổ Afghanistan.

Tờ Foreign Policy vào tháng 5 năm ngoái dẫn lời chỉ huy cấp cao của Taliban Mulana Muhammad Ali Jan Ahmed cho biết rằng Akhunzada đã một dạo bị nhiễm COVID-19. Trong thời gian này, Muhammad Yaqoub một mình đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo Taliban.