"Lối sống online” phổ biến và mở rộng ra nhiều thế hệ người Việt trong bối cảnh COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chỉ trong mùa dịch, tỷ lệ người sử dụng 3 - 4 mạng xã hội đã tăng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y và Gen X, cho thấy “lối sống online” đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn lan rộng ra nhiều thế hệ.
Nhiều thế hệ chấp nhận sử dụng đồng thời các mạng xã hội đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dạng nội dung trên nền tảng số.
Nhiều thế hệ chấp nhận sử dụng đồng thời các mạng xã hội đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dạng nội dung trên nền tảng số.

Ấn phẩm điện tử E-Magazine 05: “Tái kết nối với khách hàng mùa lễ hội 2021 - 2022” của Adsota vừa công bố cập nhật những chuyển biến mới trong tâm lý, hành vi người tiêu dùng hiện nay.

Lối sống “online” phổ cập đa thế hệ

Cú hích COVID-19 đang kích hoạt “lối sống online” tại nước ta trở nên thịnh hành. Số liệu từ E-Magazine số 05 cho thấy, trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người dùng internet mới đã tăng thêm 4.3%, chính thức chiếm hơn 70% dân số cả nước. Cùng với đó, thời lượng sử dụng internet cũng tăng từ 6,5 giờ lên 7 giờ mỗi ngày.

Đặc biệt, chỉ trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người sử dụng 3 - 4 mạng xã hội đã tăng ấn tượng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y (sinh trong khoảng 1981 - 2000) và Gen X (sinh trong khoảng 1965 - 1980) - theo khảo sát từ Decision Lab). Điều này cho thấy “lối sống online” đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà giờ đây còn lan rộng ra nhiều thế hệ.

Tỷ lệ người dùng 3 - 4 mạng xã hội cùng lúc tăng từ 10 - 13%, chủ yếu là Gen X và Gen Y - Ảnh chụp từ báo cáo.VT

Tỷ lệ người dùng 3 - 4 mạng xã hội cùng lúc tăng từ 10 - 13%, chủ yếu là Gen X và Gen Y - Ảnh chụp từ báo cáo.VT

Không chỉ vậy, sự phát triển tích cực của xu hướng “số” trong năm qua đã góp phần thúc đẩy các dạng nội dung số bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất là Gaming và Video trực tuyến. Đây được xem là 2 hình thức nội dung được người dùng ưa chuộng nhất bởi khả năng tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực trên cùng nền tảng.

Kích hoạt nhiều xu hướng tiêu dùng mới

Khách hàng giờ đây ưu tiên mua sắm những mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh nhà cửa,... - những sản phẩm/dịch vụ giúp họ lấy lại cân bằng trong tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow. Do đó, những khoản chi tiêu không thiết yếu đã bị người tiêu dùng cắt giảm đáng kể như xa xỉ phẩm hoặc chi phí du lịch.

Người dân ưu tiên mua sắm sản phẩm thiết yếu, cắt giảm chi tiêu xa xỉ phẩm, đi lại và du lịch

Người dân ưu tiên mua sắm sản phẩm thiết yếu, cắt giảm chi tiêu xa xỉ phẩm, đi lại và du lịch

Ngoài ra, các kênh mua sắm trong năm qua cũng ghi nhận nhiều chuyển biến mới. Những đợt giãn cách xã hội khắt khe, kéo dài từ chính phủ càng khiến thị trường mua sắm trực tuyến bùng nổ.

Cụ thể, trong năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của các ứng dụng mua sắm tại Việt Nam lên tới 43% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chính những khắt khe này vô tình kích hoạt nhiều xu hướng tiêu dùng mới của người dân như việc mua bán giữa những người tiêu dùng hay cửa hàng truyền thống. Giá cả phải chăng, giao hàng linh hoạt và không phải “chen chúc” đã khiến 2 hình thức mua sắm này trở thành “làn gió mới” trên thị trường tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Tâm lý “chuẩn bị Tết sớm”

Hơn 2 năm sống chung cùng đại dịch, người tiêu dùng nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều “cú sốc” tâm lý. Mất việc làm, mất kết nối gia đình, mất người thân do COVID,... tất cả đang tái hiện môi trường tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới quá trình mua sắm của người dân.

Người tiêu dùng Việt có xu hướng tiết kiệm chi tiêu trong mùa dịch

Người tiêu dùng Việt có xu hướng tiết kiệm chi tiêu trong mùa dịch

Cảm giác hưởng thụ khi mua sắm đã giảm bớt, thay vào đó, người tiêu dùng đang cảnh giác dịch bệnh quay lại bất cứ lúc nào. Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày,... đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như “tích trữ hàng hóa”, “phòng thủ” và “tiết kiệm chi tiêu”. Chính vì vậy, dự đoán người tiêu dùng năm nay có xu hướng chuẩn bị mua sắm sớm hơn mọi năm vừa để đảm bảo công tác chuẩn bị cho một mùa lễ hội đầy đủ, vẹn toàn, vừa để tránh những trải nghiệm mua sắm tiêu cực.