Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn- cha đẻ nhà chống động đất ở Việt Nam

VietTimes -- Từ việc cho ra đời một mẫu cầu mới – cầu áp lực đất, kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn nghiên cứu chế tạo ra mẫu nhà chống động đất. Ông mong muốn những nghiên cứu và thực tế khoa học của mình sẽ sớm được xem xét nhân rộng để người dân vùng lũ lụt, sạt lở, giông bão… luôn được bình an trong ngôi nhà của mình!
Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn.
Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn.

Giao thông đường bộ vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nước ta là nước có địa hình trải dài, phức tạp và đặc biệt có rất nhiều sông suối. Vấn đề đặt ra cho nghành giao thông vận tải nói chung và những nhà thiết kế công trình cầu đường nói riêng là làm sao để có được những cây cầu mới phù hợp điều kiện địa lý kinh tế nước nhà để cho người dân khắp mọi miền đất nước nhất là những vùng sạt lở đất, vùng núi non hiểm trở, để cầu  nối bờ vui dù mưa gió, bão giông, sạt lở…

Và ngôi nhà chống động đất để người dân an tâm vui vẻ sống trong khi động đất và dư chấn rung lắc và tối cần thiết.

Ngôi nhà chống động đất để người dân an tâm vui vẻ sống trong khi động đất và dư chấn rung lắc và tối cần thiết.
Ngôi nhà chống động đất để người dân an tâm vui vẻ sống trong khi động đất và dư chấn rung lắc và tối cần thiết.

Từ cầu áp lực đất…

Sau bốn năm miệt mài nghiên cứu kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn (Viện khoa học giao thông vận tải) đã cho ra đời một mẫu cầu mới – cầu áp lực đất. Cầu có cấu tạo đặc biệt: không nối cứng với phần móng cầu mà dùng khớp nối cùng với nhưng thanh chống xiên làm nhiệm vụ truyền áp lực đất.

Đây là cách làm nhất cử lưỡng tiện: Vừa khai thác được áp lực ngang của đất vừa không tốn công sức lại vừa không tốn tiền của cho xử lý móng chống lại áp lực ngang của đất như các loại cầu khác. Cho nên thời gian thi công giảm xuống một nửa, giá thành giảm tới 30% trở lên so với loại cầu khác cùng độ lớn, khẩu độ,  tuổi thọ và tải trọng. Cầu áp lực đất không cần phải làm bằng loại vật liệu đặc biệt mà là các loại vật liệu thông thường như thép, cát, đá, xi măng…

Thiết bị thi công cũng bình thường mà đơn vị thi công cầu nào cũng có. Mặt khác cầu áp lực đất lại có tính cơ giới hóa cao. Có thế chế tạo tại công xưởng 75%- 85%  phần việc sau đó vận chuyển đến công trường. Cầu áp lực đất có thể xây ở bất cứ nơi nào ta muốn, từ miến núi xuống miền biển, từ thành thị tới nông thôn.

Ngày 25/3 /1993 Hà Tây cho khởi công xây dựng cây cấu áp lực đất đầu tiên…

 Đầu năm 1994, một cây cầu áp lực đất “thuần Việt” gọn nhẹ mang tên Tây Ninh có tính năng chống các chấn động từ nền đất không bền vững đã được đưa vào sử dụng tại Thạch Thất, Hà Tây.

Cây cầu gồm bốn khổ, khẩu độ 14 m, mặt làm bằng bê tông liên hợp có tải trọng đủ cho đoàn xe 10 tấn và từng chiếc xe nặng 60 tấn đi qua.

Ưu điểm của sáng chế loại cầu áp lực đất là khả năng thiết kế cầu ngay cả trên các nền địa chất yếu, đất bị lún với tải trọng tùy mức độ yêu cầu.

Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn- cha đẻ nhà chống động đất ở Việt Nam.
Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn- cha đẻ nhà chống động đất ở Việt Nam.

Đến nhà chống động đất

Theo thông tin của  Viện Vật lý Địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam:  Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.

Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.

Năm 2010, có rất nhiều trận động đất xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ Richter. Còn những trận nhỏ hơn thì xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường Lay - Bắc Yên, Cao Bằng-Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, Sông Cả…

Những trận động đất này không gây thiệt hại lớn. Đáng chú ý là ở khu vực Quan Sơn (Thanh Hóa), động đất có gây ra nứt nhà, gây lo lắng cho người dân.

Từ năm 2005 trở lại đây, có vẻ ngày càng xuất hiện nhiều trận động đất hơn, có năm nhiều hơn đến 10 trận.

Còn về cường độ thì cũng gần như nhau, không có sự tăng giảm mạnh. Năm 2007 ở ngoài khơi Vũng Tàu- Phan Thiết có động đất 5,3 độ Richter, đầu năm 2011 cũng xảy ra một trận với cường độ 4,7 độ Richter.

Năm 1983, khi xảy ra động đất ở Sơn La (6,8 độ Richter) thì ở Hà Nội rung động lên tới cấp 6, đồng nghĩa việc nhà cửa có thể bị nứt.

Thiết kế kết hợp kiến trúc hiện đại với vật liệu xây dựng địa phương, sử dụng năng lượng hiệu quả, chống động đất và dễ dàng thi công.
Thiết kế kết hợp kiến trúc hiện đại với vật liệu xây dựng địa phương, sử dụng năng lượng hiệu quả, chống động đất và dễ dàng thi công.

Lúc đó, Hà Nội cũng chưa có nhà cao tầng. Đến nay, nhiều nhà cao tầng sẽ mọc lên thì nếu với động đất ở vị trí và cường độ như vậy chắc chắn Hà Nội sẽ rung động rất sợ, có khả năng làm đổ nhà.

Hàng ngày theo dõi thông tin trên đài báo vì thấy nước ta động đất ngày càng nhiều nên ngay sau khi áp dụng thành công loại cầu chống các chấn động từ nền đất, kỹ sư Mẫn lại lao ngay vào ý tưởng tạo một ngôi nhà an toàn không chỉ trong các cơn địa chấn mà còn có khả năng chống lại một số thiên tai hay xảy ra tại nước ta như lũ quét, gió bão,  sạt đất lở ...

Và cuối cùng, sau hơn bảy năm tìm tòi, nghiên cứu, ông đã thành công...

Tự bỏ tiền xây một ngôi nhà cứu nạn tại Gia Lâm (Hà Nội), ông Nguyễn Văn Mẫn càng rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế để nhà chống động đất của ông vững vàng trước sự “cựa mình chấn động” của thiên nhiên ngày càng hiểm nguy…

 Tỉnh Điện Biên nước ta vừa có trận động đất 2,8 độ richter nên nhiều người nhắc tới ngôi nhà cứu nạn (chống động đất, lũ quét, gió lốc...) ở Gia Lâm, Hà Nội của ông Mẫn.

Những mong  nghiên cứu và thực tế khoa học của ông Mẫn được xem xét nhân rộng để người dân vùng lũ lụt, sạt lở, giông bão… luôn được bình an trong ngôi nhà của mình!