Kịch bản nào cho nợ công giai đoạn 2015 - 2020?

Năm 2014 nợ công tính theo Luật Quản lý nợ công 2009 là 59,9%, song theo tính toán của nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển, nợ công ở mức 66,4%.
Kịch bản nào cho nợ công giai đoạn 2015 - 2020?

Theo quan điểm đề xuất của PGS. TS. Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, thành viên Hội đồng chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, bên cạnh các khoản nợ công theo quy định của Luật, nợ công còn bao gồm nợ của tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội; nợ của ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển; các khoản nợ phải trả củangân sáchtrung ương và địa phương; nợ bất khả kháng.

Ngưỡng nợ công phù hợp ở mức 68%

Như vậy, năm 2013, nợ công tính theo Luật Quản lý nợ công 2009 là 54,2%, trong khi nợ công tính theo quan điểm đề xuất là 61,28% (lớn hơn 7,08%). Năm 2014, nợ công tính theo Luật Quản lý nợ công năm 2009 là 59,9%, trong khi nợ công tính theo quan điểm đề xuất là 66,4% (lớn hơn 6,5%)

Do đó, nhóm nghiên cứuđề xuất ngưỡng nợ công phù hợp cho giai đoạn 2015 – 2020 nằm trong khoảng 63 – 67%/GDP. Cụ thể, để tăng cường độ bền vững của chính sách tài khóa thì nhóm nghiên cứu đề xuất ngưỡng nợ công phù hợp với bình quân giai đoạn trên là 68%/GDP.

Theo đó, các kịch bản đề xuất về ngưỡng nợ công và trần nợ công cho giai đoạn 2014 – 2020 được đề xuất trên quan điểm: là mức nợ thận trọng và bền vững, số dư nợ công phải nhỏ hơn giá trị GDP hiện hành, tương xứng với ngưỡng nợ công phù hợp của quốc gia và đảm bảo khả năng trả nợ trong từng thời kỳ của nền kinh tế.

Với kịch bản lạc quan:nếu tính theo quy định của Luật Quản lý nợ công: ngưỡng nợ công là 63,3% năm 2015 à bình quân 2016 – 2020 là 60%/năm. Như vậy, trần nợ công là 2,869 triệu tỷ năm 2015 và bình quân giai đoạn là 4,085 triệu tỷ.

Tính theo phạm vi nợ công đề xuất của nhóm nghiên cứu: Ngưỡng nợ công ở mức 69,2% năm 2015 và bình quân giai đoạn là 65,8%/năm. Trong đó trần nợ công là 3,133 triệu tỷ năm 2015 và bình quân giai đoạn là 4,481 triệu tỷ.

Với kịch bản thận trọng:tính theo quy định của Luật Quản lý nợ công: ngưỡng nợ công là 64% năm 2015 và bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 62,8%/năm. Trần nợ công là 2,869 triệu tỷ và bình quân giai đoạn là 4,079 triệu tỷ.

Tính theo phạm vi đề xuất của nhóm nghiên cứu: Ngưỡng nợ công là 69,9% năm 2015 và bình quân giai đoạn là 68,8%/năm. Trong đó trần nợ công là 3,133 triệu tỷ năm 2015 và bình quân giai đoạn là 4,475 triệu tỷ.

Nợ công an toàn: Bài toán cho chính sách tài khóa và tiền tệ

PGS. TS Hùng cho rằng để kiểm soát nợ công an toàn, thứ nhất cần phải phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệtrong tài trợ thâm hụt ngân sách, quản lý nợ vay nước ngoài, cơ chế lãi suất và hoạt động của thị trường trái phiếu.

Thứ hai,tập trung thoái vốn ngân sách nhà nước từ lĩnh vực cấp vốn cho DNNNđể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, giảm áp lực tăng nợ công và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.

Thứ ba,nâng cao chất lượng nợ và hiệu quả sử dụng vốn vayđể đảm bảo an toàn nợ công và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong quản lý nợ, đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư, xuất khẩu…

Thứ ba, điều hànhchính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2015 – 2017 phải trung lập và mở rộng thận trọng;giai đoạn 2018 – 2020 chính sách tài khóa mở rộng thận trọng và chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả.

Thứ tư, ban hành cơ chế đặc biệtgiải quyết các vướng mắc pháp lý và tài chính trong mua bán nợ xấu, xử lý nhanh nợ xấu ngân hàng.

Thứ năm,hoàn thành khung pháp lý quản lý nợ công,tăng cường giám sát và quản lý rủi ro nợ công, tăng minh bạch…

Thứ sáu,phát triển thị trường trái phiếu chính phủ độc lập với thị trường chứng khoán, nhằm tăng nguồn vốn;thực hiện nguyên tắc xử lý nợ DNNN, nợ xấu ngân hàng thương mại; thành lập các cơ quan chuyên trách quản lý nợ công; Hội đồng Chính sách nợ công cấp quốc gia…

Theo Trí thức trẻ