Không chỉ giúp người dân Campuchia ở mọi miền tiếp cận với sóng di động, Internet băng rộng…, Metfone còn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nước bạn bằng những hoạt động xã hội ý nghĩa.Vượt khó
Mười một năm trước, Viettel khi ấy chỉ có khoảng 2 triệu thuê bao di động tại Việt Nam và chịu nhiều sức ép từ các “ông lớn” MobiFone và VinaPhone, ban lãnh đạo của đơn vị này đã quyết định tiến quân sang Campuchia. Khó khăn chồng chất. Nhưng, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel bảo rằng khi cơ hội đến thì không chờ được. Nó cũng như chuyện Bill Gates bỏ học để mở công ty. Và, nếu cứ đợi đầy đủ điều kiện mới làm thì cơ hội sẽ trôi đi mất… Và năm 2006, Viettel tới xứ sở Chùa Tháp kinh doanh dịch vụ VoiP và chuẩn bị cho cuộc “đổ bộ” của viễn thông di động vào ngày 19/2/2009. Trong bài phát biểu nhân dịp 10 năm “tiến quân” ra nước ngoài, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự khác biệt đã làm nên một Viettel như ngày hôm nay. “Trong khi nhiều người nghĩ rằng, viễn thông là xa xỉ thì Viettel lại nghĩ rằng, viễn thông là thứ hàng hóa thiết yếu, như cơm ăn, nước uống hàng ngày, do đó bằng mọi cách phải phổ cập dịch vụ, mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. Trong khi nhiều người nghĩ rằng công nghệ càng cao thì giá càng đắt thì Viettel lại nghĩ rằng, công nghệ càng cao thì giá càng rẻ. Nếu như Apple đưa chiếc iPhone giá hàng ngàn USD tới cho 10% người giầu nhất thì Viettel sẽ mang chiếc smartphone đến cho 90% số người còn lại…,” ông Hùng nói. Và với chiến lược ấy, từ thị trường Việt Nam, lần lượt các thị trường nước ngoài sau này đã được người Viettel chinh phục. Tại thời điểm Metfone ra đời, thị trường viễn thông Campuchia đã có bảy nhà mạng khác, trong đó có ba nhà mạng đã tồn tại gần 10 năm là Mobitel, Mfone và TMIC với thị phần rất lớn. Đặc biệt, Mobitel chiếm hơn 50% thị phần, một con số tưởng chừng khó có thể vượt qua. Thế nhưng, sau hai năm, Metfone từ vị thế của kẻ đến sau đã làm xáo động thị trường Campuchia khi giành 24,1% thị phần, chiếm khoảng 1,7 triệu thuê bao, đứng thứ hai (sau Mobitel của Royal với 37,7% thị phần).
Mười một năm trước, Viettel khi ấy chỉ có khoảng 2 triệu thuê bao di động tại Việt Nam và chịu nhiều sức ép từ các “ông lớn” MobiFone và VinaPhone, ban lãnh đạo của đơn vị này đã quyết định tiến quân sang Campuchia. Khó khăn chồng chất. Nhưng, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel bảo rằng khi cơ hội đến thì không chờ được. Nó cũng như chuyện Bill Gates bỏ học để mở công ty. Và, nếu cứ đợi đầy đủ điều kiện mới làm thì cơ hội sẽ trôi đi mất… Và năm 2006, Viettel tới xứ sở Chùa Tháp kinh doanh dịch vụ VoiP và chuẩn bị cho cuộc “đổ bộ” của viễn thông di động vào ngày 19/2/2009. Trong bài phát biểu nhân dịp 10 năm “tiến quân” ra nước ngoài, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự khác biệt đã làm nên một Viettel như ngày hôm nay. “Trong khi nhiều người nghĩ rằng, viễn thông là xa xỉ thì Viettel lại nghĩ rằng, viễn thông là thứ hàng hóa thiết yếu, như cơm ăn, nước uống hàng ngày, do đó bằng mọi cách phải phổ cập dịch vụ, mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. Trong khi nhiều người nghĩ rằng công nghệ càng cao thì giá càng đắt thì Viettel lại nghĩ rằng, công nghệ càng cao thì giá càng rẻ. Nếu như Apple đưa chiếc iPhone giá hàng ngàn USD tới cho 10% người giầu nhất thì Viettel sẽ mang chiếc smartphone đến cho 90% số người còn lại…,” ông Hùng nói. Và với chiến lược ấy, từ thị trường Việt Nam, lần lượt các thị trường nước ngoài sau này đã được người Viettel chinh phục. Tại thời điểm Metfone ra đời, thị trường viễn thông Campuchia đã có bảy nhà mạng khác, trong đó có ba nhà mạng đã tồn tại gần 10 năm là Mobitel, Mfone và TMIC với thị phần rất lớn. Đặc biệt, Mobitel chiếm hơn 50% thị phần, một con số tưởng chừng khó có thể vượt qua. Thế nhưng, sau hai năm, Metfone từ vị thế của kẻ đến sau đã làm xáo động thị trường Campuchia khi giành 24,1% thị phần, chiếm khoảng 1,7 triệu thuê bao, đứng thứ hai (sau Mobitel của Royal với 37,7% thị phần).
Trong khi nhiều người nghĩ rằng, viễn thông là xa xỉ thì Viettel lại nhận định đây là 'hàng hóa' thiết yếu. (Ảnh: Metfone)
Tới nay, sau tám năm, Metfone đã vững vàng ở vị trí số một tại Campuchia với 7 triệu khách hàng, chiếm 46% thị phần. Ngoài ra, Metfone cũng là nhà mạng có hạ tầng viễn thông tốt nhất Campuchia với hệ thống cáp quang đạt 20.735 km, phủ đến 100% huyện và 98% xã (1.607/1.620 xã). Nhà mạng này cũng có 9.014 trạm BTS 2G, 3G và 4G, phủ sóng tới 97% dân số. Metfone cũng có 60.000 thuê bao Internet, chiếm 61% thị phần... Metfone cũng là nhà mạng duy nhất tại Campuchia sử dụng công nghệ truyền tải Metro Ethernet Full-MPLS tiên tiến thế giới, phủ khắp 25 tỉnh, thành phố, hỗ trợ băng thông tới 1Gbps và đạt hơn 400.000 thuê bao 4G... Năm 2015, Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ ví điện tử eMoney và sản phẩm này được vinh danh tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2016 (International Business Awards - IBA Stevie Awards) với giải bạc cho “Dịch vụ mới tốt nhất của năm.” “Sứ mệnh” của kẻ đến sau
Giờ đây, cũng giống như Việt Nam, người dân ở Campuchia ở vùng núi xa xôi hay biển đảo cũng có thể sử dụng điện thoại. Metfone đã mang đến cho người dân Campuchia một cuộc cách mạng về viễn thông, đưa “Alo” đến tất cả mọi thành phần trong xã hội. Đầu tư ra nước bạn, người Viettel luôn xác định “ăn sâu bám rễ” chứ không chỉ kiếm lợi nhuận rồi về nước. Những năm qua, Metfone luôn đóng góp vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, y tế của người dân Campuchia.
Giờ đây, cũng giống như Việt Nam, người dân ở Campuchia ở vùng núi xa xôi hay biển đảo cũng có thể sử dụng điện thoại. Metfone đã mang đến cho người dân Campuchia một cuộc cách mạng về viễn thông, đưa “Alo” đến tất cả mọi thành phần trong xã hội. Đầu tư ra nước bạn, người Viettel luôn xác định “ăn sâu bám rễ” chứ không chỉ kiếm lợi nhuận rồi về nước. Những năm qua, Metfone luôn đóng góp vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, y tế của người dân Campuchia.
Năm 2015, Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ ví điện tử eMoney và sản phẩm này được vinh danh tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2016 (International Business Awards - IBA Stevie Awards) với giải bạc cho “Dịch vụ mới tốt nhất của năm.” (Nguồn: Viettel)
Nhà mạng này đã cam kết chương trình cung cấp dịch vụ Internet miễn phí tới gần 1.500 trường học trong vòng 5 năm; tài trợ chương trình “It’s not a dream” nhằm tìm kiếm và đoàn tụ người thân bị thất lạc cho gần 90 gia đình; tài trợ mổ hàm ếch cho 472 trẻ em nghèo; tặng đường truyền cho Mạng nghiên cứu giáo dục Campuchia (CamREN); tổ chức khám chữa bệnh và trao thuốc cho các bệnh nhân tại khu vực xa xôi, nghèo khó… Đặc biệt, Metfone đã hỗ trợ Chính phủ Campuchia xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền thông minh, cầu truyền hình, hỗ trợ quân đội hoàng gia nước này xây dựng mạng điện thoại cố định dùng riêng. Bên cạnh đó, Metfone còn có nhiều chương trình như ủng hộ 4 tỉnh Siem Riep, Battambang, Stung Treng, Banteay Meanchey bị thiệt hại do lũ lụt năm 2014; Làm giếng nước sạch cho tỉnh Svay Rieng năm 2015; Tặng 4 tấn gạo cho tỉnh Takeo…
Về đóng góp cho ngân sách nước bạn, lũy kế tới hết năm 2016, Metfone đã nộp gần 400 triệu USD thuế cho Chính phủ Campuchia (riêng năm 2016 là hơn 51 triệu USD). Ngoài ra, nhà mạng này cũng tạo ra hơn 3.000 công ăn, việc làm cho người dân Campuchia có thu nhập ổn định, trực tiếp góp phần vào ổn định an sinh xã hội. Những “con số biết nói” của Metfone là minh chứng rõ ràng cho sự đầu tư đúng đắn của Viettel ở xứ Chùa Tháp. Tới nay, Metfone vẫn là thị trường đầu tiên và duy nhất của Viettel đầu tư 3 năm là có lãi. Metfone đã thu hồi hết vốn cho Viettel, đem lại lợi nhuận về nước hơn 200 triệu USD, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư. Năm 2016, theo xếp hạng của Brand Finance (Anh), Metfone tiếp tục nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị trong khu vực, giá trị thương hiệu Metfone khoảng 94 triệu USD.
Về đóng góp cho ngân sách nước bạn, lũy kế tới hết năm 2016, Metfone đã nộp gần 400 triệu USD thuế cho Chính phủ Campuchia (riêng năm 2016 là hơn 51 triệu USD). Ngoài ra, nhà mạng này cũng tạo ra hơn 3.000 công ăn, việc làm cho người dân Campuchia có thu nhập ổn định, trực tiếp góp phần vào ổn định an sinh xã hội. Những “con số biết nói” của Metfone là minh chứng rõ ràng cho sự đầu tư đúng đắn của Viettel ở xứ Chùa Tháp. Tới nay, Metfone vẫn là thị trường đầu tiên và duy nhất của Viettel đầu tư 3 năm là có lãi. Metfone đã thu hồi hết vốn cho Viettel, đem lại lợi nhuận về nước hơn 200 triệu USD, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư. Năm 2016, theo xếp hạng của Brand Finance (Anh), Metfone tiếp tục nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị trong khu vực, giá trị thương hiệu Metfone khoảng 94 triệu USD.
Metfone cũng là nhà mạng có hạ tầng viễn thông tốt nhất Campuchia với hệ thống cáp quang đạt 20.735 km. (Nguồn: Metfone)
Phía Metfone cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng mạng lưới để phục vụ ngày càng tốt hơn đến người dân, đặc biệt là Internet trên nền 4G, 5G; Tiếp tục phát triển dịch vụ ví điện tử eMoney đến tất cả người dân, giảm hình thức thanh toán tiền mặt; Đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến người dân như Chính phủ điện tử; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống… Trong việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel, cái nhìn thấy rõ nhất là hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, ở góc độ khác, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đánh giá, đó là việc góp phần thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng nhất là Lào và Campuchia cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới
Theo Vietnam+
http://www.vietnamplus.vn/ke-den-sau-lam-dao-lon-trat-tu-thi-truong-vien-thong-xu-chua-thap/459579.vnp