Lợi thế từ thị phần lớn
Tại các quốc gia Nam Á như Bangladesh, Pakistan hay Sri Lanka, Huawei luôn chiếm lĩnh thị phần rất tốt. Nhưng gần đây, khi liên tiếp phải đối mặt với cáo buộc do quan hệ gần gũi với quân đội Trung Quốc, Huawei cần nỗ lực để xoa dịu mối lo ngại của khách hàng lớn nhất trong khu vực: Ấn Độ.
“Tập trung vào kỹ thuật thay vì chính trị là sự lựa chọn mang lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan”, phát ngôn viên của Huawei tại Đông Nam Á nói. “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sớm hoàn thành quá trình thử nghiệm và hợp tác với các đôi tác trong ngành để thúc đẩy hệ sinh thái 5G”.
Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka đều đang đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ 5G thương mại trong nửa cuối năm 2020, trong khi Bangladesh dự kiến sẽ triển khai mạng 5G thương mại vào năm 2021.
Nam Á, ngôi nhà chung của khoảng 25% dân số thế giới, đang được dự báo tăng 61% nhu cầu kết nối mạng lưới Internet di động vào năm 2025. Khu vực này được coi là mỏ vàng tiềm năng cho các nhà sản xuất thiết bị 5G như Huawei.
Tuy nhiên, sức ép của Mỹ đã khiến các quốc gia đồng minh ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế Huawei tham gia triển khai 5G. Theo báo cáo của HIS Markit, doanh số bán thiết bị viễn thông như trạm thu phát của Huawei đã giảm 1,3% trong năm 2018. Đồng thời, HIS Markit cho biết công ty Thụy Điển, Ericsson đã vượt qua Huawei để trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Phát biểu trên Nikkei Asia, chuyên gia bảo mật Huihu Ram (Cyber Media) chia sẻ: “Tại Ấn Độ, các chính sách liên quan đến sự tham gia Huawei vào các thử nghiệm 5G còn đang mơ hồ, gây khó khăn cho các nhà mạng”. Ông Huihu Ram nói thêm: “Chính phủ dự kiến sẽ kiểm tra tất cả các vấn đề bảo mật trước khi cho phép Huawei tham gia thử nghiệm 5G ở Ấn Độ”.
Huawei đang có lợi thế hơn các đối thủ khác và “đã triển khai 5G ở các nước như Bangladesh và Sri Lanka”, ông Huihu Ram nói thêm. Cả 2 quốc gia này đánh giá công nghệ 5G của Huawei “có thể chấp nhận được và không có rủi ro an ninh”.
Tại MWC 2019, Bộ trưởng CNTT & Viễn thông Bangladesh, Mustafa Jabbar đã ca ngợi vai trò của Huawei trong cơ sở hạ tầng viễn thông nước này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và CNTT Sri Lanka, Ajith Perera tuyên bố không hề lo ngại việc sử dụng công nghệ Trung Quốc. Ông Perera cho biết 70% người dân Sri Lanka đag sử dụng các giải pháp và thiết bị Huawei.
“Kinh doanh và chính trị là 2 lĩnh vực khác nhau”. Ông Perrera nói trên tờ Colombo Gazette. “Sri Lanka đã sử dụng thành công và an toàn các sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm phần lớn của Huawei”.
“Huawei đã thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ tại thị trường Pakistan”, một quan chức cấp cao của Cơ quan Viễn thông Pakistan nói: “Đây là lợi thế của họ”.
Giá thành là yếu tố quyết định
Huawei nhận định 5G sẽ mang lại cho ngành viễn thông doanh thu khoảng 1,2 nghìn tỷ USD tại các nước Nam Á và Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. Phát ngôn viên của Huawei nói: “Số lượng thuê bao 5G sẽ lên tới 80 triệu, lưu lượng truy cập Internet cũng sẽ tăng cấp 5 lần, hơn 20 thành phố thông minh sẽ đi vào hoạt động. Các công nghệ thông minh, không dây và kỹ thuật số sẽ giúp cải thiện năng suất trung bình của xa hội 4-8%”. Bất chấp cáo buộc gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, Huawei kêu gọi các nước trong khu vực tiếp tục hợp tác “sâu rộng và chặt chẽ”.
Giá thành và chất lượng thiết bị là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các nhà mạng khi triển khai 5G. Ảnh: Nikkei Asia
|
Tuy nhiên, các nhà mạng Nam Á mong muốn tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình triển khai, để cung cấp dịch vụ cho người dùng với mức giá phù hợp. Nhà sáng lập công ty tư vấn đầu tư Toplines Security, Mohammad Suhail giải thích rằng: “Mức phí sử dụng 5G hấp dẫn sẽ là chìa khóa thu hút lượng lớn khách hàng”.
Ông Suhail cho biết phí dịch vụ dữ liệu ở Pakistan hiện đang cao hơn nhiều so với nước phát triển khác. Nếu chi phí thiết bị và dịch vụ 5G quá cao sẽ gây thêm áp lực cho người tiêu dùng.
Nhà mạng lớn thứ 2 Bangladesh, Robi Axiata đang vận hành trên thiết bị Huawei. Giám đốc điều hành Robi Axiata, Mahtab Uddin cho biết công ty của công đang vật lộn để thu về lợi nhuận và ông đã đề xuất chính phủ cắt giảm thuế và giữ giá phổ tần thấp.
“Như đã biết, xây dựng cơ sở hạ tầng 5G vô cùng tốn kém”. Chuyên gia Bohhu Ram (Cyber Media Research) nhận định. “Kể cả khi gạt chính trị sang một bên thì có thể mất 1 năm hay thậm chí lâu hơn các nước như Pakistan và Bangladesh để triển khai dịch vụ 5G thương mại”.
Theo Nikkei Asia
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu