Tâm điểm của các tuyến giao thông huyết mạch
Cách đây chừng 10 năm, nghĩ đến chuyện bỏ tiền đầu tư đất ở Đồng Nai, hẳn sẽ chỉ những nhà đầu tư có tầm nhìn xa mới hào hứng. Nhưng khoảng 3 -5 năm trở lại đây, Đồng Nai bắt đầu bộc lộ vị thế của một vùng trũng hút vốn địa ốc.
Nằm giáp ranh TP.HCM, Đồng Nai là trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với hơn 60 khu công nghiệp lớn nhỏ. Chính vì vậy, không khó hiểu khi Đồng Nai là địa chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trong top đầu cả nước.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Đồng Nai đã thu hút đầu tư nước ngoài hơn 1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018, đầu tư trong nước gần 7,4 ngàn tỷ đồng, tăng 7%. Doanh nghiệp thành lập mới là 1.728 doanh nghiệp, tăng gần 5% nhưng vốn đăng ký tăng đến 40%.
Với vị trí tâm điểm của vùng kinh tế trọng điểm, Đồng Nai đang được đầu tư phát triển hạ tầng mạnh mẽ
|
Trong quy hoạch vùng Tp.HCM đến năm 2030 xác định phát triển Đồng Nai trở thành một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Với vị trí tâm điểm của vùng kinh tế trọng điểm, mà trên thực tế địa lý tự nhiên đã “tự quy hoạch” Đồng Nai đến các tỉnh giáp ranh là Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng; Đồng Nai mặc nhiên cũng là nơi hội tụ kết nối hạ tầng với các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng.
Theo đề án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tới 2025, sân bay sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động với tổng công suất dự kiến sau năm 2035 đạt 100 triệu/khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Theo đó Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm vận chuyển hàng không của khu vực Đông Nam Á.
Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Đồng Nai sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỉ đồng làm hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành. Trong đó, có năm dự án giao thông mang tầm quốc gia đang được tỉnh phối hợp khởi công xây dựng.
Phối cảnh sân bay Long Thành. Nguồn: Internet
|
Các dự án trong danh mục này gồm cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường Vành đai 3. Đồng thời, tỉnh đang xúc tiến chủ trương xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, kéo dài tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức qua đến thành phố Biên Hòa.
Trong đó đáng chú ý là tuyến đường Vành đai 3 với tổng chiều dài 97,7 km đi qua địa phận 4 tỉnh thành: Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai. Khi hoàn thành, đây sẽ là dự án kết nối liên vùng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Đồng Nai với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ; góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa nông thôn dọc tuyến.
Rõ ràng, trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long tế Long Thành và hệ thống các tuyến đường huyết mạch hoàn thiện, việc di chuyển từ TP.HCM tới Biên Hòa hay các tỉnh lân cận qua hướng này và ngược lại đều được rút ngắn khoảng cách và trở nên vô cùng thuận tiện. Theo các chuyên gia bất động sản, đây cũng chính là đòn bẩy tạo đà phát triển mạnh cho bất động sản khu Đông.
Xu hướng vốn địa ốc đổ bộ vào Đồng Nai
Từ 2018 - 2019, khi TP.HCM ngày càng bộc lộ yếu điểm về quá tải hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ngập nước, quỹ đất để phát triển các dự án ngày càng hạn hẹp, xu hướng tìm kiếm quỹ đất vùng ven để xây dựng các khu đô thị trở nên nóng hơn.
Cùng với việc tỏa ra các địa phương lân cận Tp HCM như Bình Dương, Long An..., các chủ đầu tư lớn cũng đã nhanh chóng nắm bắt lợi thế Đồng Nai. Bởi đây không chỉ là tâm điểm kết nối giao thông liên vùng, hạ tầng phát triển đồng bộ mà còn có quỹ đất dồi dào, yếu tố tự nhiên hiện hữu vô cùng thuận lợi để phát triển các dự án mới với nhiều tiện ích mà các đô thị nội đô khó có được.
Điển hình với kinh nghiệm phát triển hàng loạt dự án lớn trên thị trường, chủ đầu tư Novaland đã nhắm đến khu Nam Biên Hòa - thuộc trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai. Với quỹ đất hàng trăm hecta, lợi thế sông nước bao quanh, Novaland tâm huyết kiến tạo một dự án tiên phong loại hình đô thị sinh thái chuẩn mực. AquaCity không chỉ là nơi an cư, còn là chốn nghỉ dưỡng, nơi con người được thực sự trở về với thiên nhiên, thân thiện cùng môi trường.
Tọa lạc tại tâm điểm các tuyến giao thông huyết mạch của Đồng Nai, khu đô thị sinh thái Aqua City đang thu hút giới đầu tư và người mua nhà ở
|
Là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, anh Hà Trung Quân (ngụ tại quận 2 – TP.HCM) nhận định, khi xét các dự án tương quan trong khu vực, AquaCity hội tụ các điều kiện về vị trí và phong thủy cho người dân an cư như “cận thị, cận giang, cận lộ”, đồng thời có sức hút vì thiết kế kiến trúc và các hạng mục hạ tầng nội khu đẳng cấp, tiện nghi. “Dự án này thu hút người dân ở các địa phương đặc biệt TP.HCM về an cư, góp phần “giãn dân” cho thành phố; là nơi các chuyên gia quốc tế của khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu hay TP.HCM có thể chọn sinh sống và đi lại làm việc mỗi ngày, tận dụng hạ tầng kết nối tuyệt vời mà Đồng Nai đang có”, anh Quân cho biết.
Aqua City là khu đô thị hiếm hoi hội tụ cả 3 yếu tố “cận thị, cận giang, cận lộ”
|
Hơn nữa, theo đánh giá, tiềm năng tăng giá các dự án khu vực này được dự báo sẽ khá cao trong theo tiến độ đầu tư hạ tầng của tỉnh. Mức độ lợi nhuận ghi nhận khi đầu tư vào các dự án trong khu vực này đạt trung bình 15-20%, riêng những dự án có vị trí đắc địa, được đầu tư hạ tầng hoàn thiện, tích hợp nhiều tiện ích như Aqua City được dự báo mức tăng giá từ 20-30%.
Theo các chuyên gia trong ngành, từ năm 2020, khi các tuyến giao thông huyết mạch trọng điểm hoàn thiện, Đồng Nai sẽ vẫn là điểm nóng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp và người mua nhà ở thực.