Gần 90% các tổ chức tại Việt Nam coi quyền riêng tư là yêu cầu bắt buộc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tại Việt Nam, có đến 89% các tổ chức coi quyền riêng tư là một yêu cầu kinh doanh bắt buộc. 90% số doanh nghiệp cho biết luật về quyền riêng tư có tác động tích cực và chỉ 4% cho rằng tác động này là tiêu cực.
Việc coi trọng quyền riêng tư dữ liệu cá nhân là tính hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.
Việc coi trọng quyền riêng tư dữ liệu cá nhân là tính hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.

Theo Nghiên cứu điểm chuẩn về Quyền riêng tư dữ liệu năm 2022 của Cisco (2022 Data Privacy Benchmark Study), quyền riêng tư đã trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với các tổ chức ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới.

Theo báo cáo này, có 90% người tham gia khảo sát trên toàn cầu coi quyền riêng tư là một yêu cầu kinh doanh bắt buộc. Con số này không quá cao so với ở Việt Nam, 89% phản hồi tại Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này. Đây là tính hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.

Khảo sát chỉ ra quyền riêng tư đã thực sự trở thành yêu cầu kinh doanh bắt buộc và là một yếu tố quan trọng tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với các tổ chức trên toàn thế giới. 93% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết khách hàng sẽ không mua hàng nếu dữ liệu của họ không được bảo vệ đúng cách và 95% cho rằng các chứng nhận về quyền riêng tư bên ngoài rất quan trọng trong quá trình mua sắm của họ.

Luật về quyền riêng tư tiếp tục được hưởng ứng rất tích cực trên khắp thế giới mặc dù việc tuân thủ các quy định này thường đòi hỏi nỗ lực và chi phí đáng kể (như việc lập danh mục dữ liệu, duy trì hồ sơ hoạt động xử lý, thực hiện các biện pháp kiểm soát - quyền riêng tư, phản hồi yêu cầu của người dùng). Tại Việt Nam, 90% số doanh nghiệp được hỏi cho biết luật về quyền riêng tư có tác động tích cực và chỉ 4% cho biết luật có tác động tiêu cực.

Khi Chính phủ và tổ chức tiếp tục yêu cầu tăng cường bảo vệ dữ liệu, họ cũng đưa ra các yêu cầu về nội địa hóa dữ liệu. 92% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết đây đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với tổ chức của họ. Tuy nhiên, 89% cho rằng các yêu cầu nội địa hóa đang làm gia tăng đáng kể chi phí cho hoạt động của họ.

Cuối cùng, khi nói đến việc sử dụng dữ liệu, 89% người trả lời khảo sát ở Việt Nam nhận ra rằng tổ chức của họ phải sử dụng dữ liệu một cách có trách nhiệm. Bên cạnh đó, 88% tin rằng họ đã có sẵn các quy trình để đảm bảo việc ra quyết định tự động được thực hiện theo đúng kỳ vọng của khách hàng.

Tuy nhiên, Khảo sát về quyền riêng tư của người tiêu dùng (Consumer Privacy Survey) năm 2021 của Cisco cho thấy nhiều cá nhân muốn minh bạch hơn và 56% người tiêu dùng lo ngại về việc sử dụng dữ liệu trong AI và việc ra quyết định tự động. 46% số người tiêu dùng tham gia khảo sát trên toàn cầu cảm thấy họ không thể bảo vệ dữ liệu của mình một cách toàn diện, chủ yếu là vì họ không rõ các tổ chức đang thu thập và làm gì với dữ liệu của họ.

Nhận định về kết quả báo cáo, bà Lương Thị Lệ Thủy – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho rằng các tổ chức Việt Nam ngày càng tập trung vào việc thu thập và sử dụng dữ liệu, đặc biệt trong bối cảnh công cuộc chuyển đổi số đang tăng tốc nhanh chóng. Cùng với đó, quyền riêng tư sẽ trở thành ưu tiên của nhiều tổ chức và điều này được thể hiện rõ trong báo cáo khảo sát. 98% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết họ đang báo cáo một hoặc nhiều chỉ số liên quan đến quyền riêng tư cho ban lãnh đạo.

Lợi ích gia tăng khi tôn trọng quyền riêng tư

Các tổ chức ghi nhận thấy Lợi tức đầu tư (ROI) hiệu quả từ quyền riêng tư, với lợi ích gia tăng cho các tổ chức quy mô vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, hơn 70% người tham gia khảo sát cảm thấy rằng họ đang nhận được giá trị kinh doanh đáng kể từ quyền riêng tư khi xây dựng được lòng tin với khách hàng, giúp cho công ty của họ trở nên hấp dẫn hơn, đạt được hiệu quả, cho phép đổi mới, giảm thiểu thiệt hại do vi phạm dữ liệu và giảm sự chậm trễ trong kinh doanh.

Những người tham gia khảo sát ở Việt Nam ước tính ROI của họ cao gấp 2,7 lần mức chi tiêu trung bình. Con số này thấp hơn một chút so với năm ngoái (2,9 lần) và có thể là do nhu cầu liên tục trong việc ứng phó với đại dịch và thích ứng với các yêu cầu mới, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu là 1,8 lần trong năm nay.