Facebook chi trên 3 tỷ USD để vận động hành lang Châu Âu nhằm xử lý hậu quả sau scandal

Theo số liệu minh bạch được Châu Âu vừa công bố, Facebook đã chi 3 tỷ USD cho việc 'vận động hành lang', nhằm ngăn chặn những tin tức xấu lan truyền. Thế nhưng mọi biện pháp trừng trị vẫn có thể diễn ra, liệu Châu Âu có đang 'chơi khăm' Facebook?

Có vẻ như sau những scandal liên tục của Facebook, CEO Mark Zuckerberg thực sự không muốn xuất hiện trước công chúng cũng như trước các chính trị gia của Châu Âu để giải thích những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. Thế nhưng lại sẵn lòng chi hàng tỷ USD để tác động đến quan điểm của đám đông này.

Năm 2016, Facebook đã từng chi 1 tỷ USD để ngăn các cuộc khủng hoảng trong tương lai như tin tức giả mạo cũng như sự lan truyền của tin xấu. Theo số liệu minh bạch của Châu Âu được công bố trong tuần này, công ty đã tăng gấp đôi chi phí "vận động hàng lang" tên tới 3 tỷ USD cho đến năm 2017, đồng thời tăng số lượng các nhà vận động từ 10 đến 15 nhân viên.

Đây là số tiền mặt được chi vào mọi khía cạnh của chi phí vận động hành lang cho Facebook, bao gồm tiền lương, phí quản lý, thuê văn phòng, phí hoạt động và phí thanh toán cho các dịch vụ tư vấn, hiệp hội thương mại. Theo các hồ sơ lịch sử do LobbyFacts thu thập, năm 2011 Facebook chi gần 616.000 USD cho vận động hành lang EU, và với con số 3 tỷ USD cho năm 2017 đủ thấy mức tăng cao thế nào. Điều này cho thấy quyền lực mạnh mẽ về độ kiểm soát của Châu Âu trên Facebook và các gã khổng lồ công nghệ khác.

Chính phủ Châu Âu đang "làm khó" Facebook?

Tuy Facebook đã chi một số tiền không nhỏ để vận động hàng lang tới các cơ quan chính trị thế nhưng phía Châu Âu vẫn không buông tha mạng xã hội này. Đơn giản như trong vụ bê bối với Cambridge Analytica - cuộc khủng hoảng lớn nhất của Facebook, các chính phủ đã biến mạng xã hội này trở thành cái đinh trong mắt mình. Thậm chí năm 2016, công ty đã phải chịu áp lực khi phải giải thích một số kẻ lừa đảo từ phía Nga đã sử dụng nền tảng Facebook để truyền bá thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ như thế nào.

Tại Châu Âu, các cơ quan tình báo của Nga đã cố gắng sử dụng Facebook để theo dõi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhưng phía Anh các nhà nghị sĩ vẫn dồn dập hỏi Facebook về việc tại sao các lời nói có tính chất căm thù lại xuất hiện trên nền tảng. Hay như Đức đã đưa ra luật mới siết chặt việc các trang web truyền thông xã hội (bao gồm Facebook) đã xóa bỏ các chứng cứ trước khi trả tiền phạt như thế nào.

Và dù Facebook đã bắt đầu tung ra các cập nhật bảo mật nhằm tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) bắt đầu vào 25/05 tới. Nhưng nếu các nhà quản lý dữ liệu phát hiện có gì đáng nghi ngại vẫn sẽ điều chỉnh mức độ phạt lên tới 4% doanh thu hàng năm.

Gần đây một chính trị gia phía EU vẫn muốn gặp mặt trực tiếp Mark Zuckerberg để nói về vụ bê bối Cambridge Analytica chứ không phải là chỉ nghe những chính sách từ phía CEO. Trước đó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu - Antonio Tajani đã bắt Zuckerberg giải thích cho mình trước khi Quy định có hiệu nghiệm, khiến COO Sheryl Sandberg của Facebook đã phải lên kế hoạch gặp gỡ các quan chức để thảo luận về chính sách riêng tư của công ty trong tháng này.

Liệu có phải phía Châu Âu lại đang muốn "vòi tiền vận động hành lang" từ Facebook, trong khi vẫn đâm sau lưng Mark? Hay Facebook đã từng "thắng lớn" trước buổi Điều trần nhờ những "vận động" này? Tất cả vẫn còn là bí ẩn!

Theo ICT News

http://ictnews.vn/internet/facebook-chi-tren-3-ty-usd-de-van-dong-hanh-lang-chau-au-nham-xu-ly-hau-qua-sau-scandal-166673.ict